Hầu hết doanh nghiệp khi muốn đạt tăng trưởng hoặc mở rộng thị phần điều trước tiên cần làm chính là ổn định nội lực,ữchânngườilaođộngTănglươnglàchưađủnhà kèo xây dựng được một chiến lược phát triển nguồn nhân lực bắt kịp xu hướng của thời đại và phù hợp với đường lối định hướng kinh doanh. Trước làn sóng hội nhập đang dâng cao, nguồn vốn con người càng trở thành nền tảng quan trọng, là đòn bẩy hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các nguồn lực và nâng tầm năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chia sẻ về những nhận định của mình về chính sách nhân sự tại các doanh nghiệp Việt Nam, ông Arnold Chan, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Grow Talent (Singapore) cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam rất linh hoạt và có nhiều ý tưởng sáng tạo, rất phù hợp với văn hóa Việt Nam. Đối với các công ty Việt Nam, sự linh hoạt, sức sáng tạo và khả năng thích nghi, đặc biệt ở môi trường làm việc là rất đáng ghi nhận. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài lại rất mạnh về tính chuyên nghiệp, những quy trình và phương pháp đo lường bài bản, tạo nên một chiến lược nhân sự chặt chẽ kết nối với chiến lược kinh doanh. Trước thực tế biến động nhân sự đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực doanh nghiệp, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, để giữ chân được người lao động, doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp đột phá riêng. Bởi doanh nghiệp muốn giữ nhân tài không nên chạy vòng quanh bằng cách tăng thêm 10-15% thu nhập người lao động. Nếu chỉ quan tâm đến thu nhập thì sẽ có doanh nghiệp khác sẵn sàng chi nhiều hơn 15% thu nhập kia để kéo nhân tài. Để giải quyết được bài toán này phụ thuộc tầm nhìn của ban lãnh đạo và ban nhân sự DN. Còn theo ông Drek Goldberg, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á- Hồng Kông, Công ty Aetna Internation, ngày nay muốn giữ chân người lao động, việc tăng lương là không đủ. Thế hệ trẻ muốn làm việc không đơn thuần là lương bổng, phải tạo ra văn hóa công ty, lan truyền truyền văn hóa đó trong doanh nghiệp để nhân viên được hưởng lợi. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân sự tại chính công ty của mình, theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Talentnet – một trong những công ty nhân sự hàng đầu Việt Nam, nhiều người cho rằng, tập đoàn lớn có nhiều lợi thế về chính sách nhân sự để giữ chân người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam lại có những lợi thế riêng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt rất đậm nét. Thậm chí, sau thời gian làm việc tại công ty, nhiều nhân viên khẳng định luôn coi công ty như ngôi nhà thứ 2 và sẵn sàng gắn bó, cống hiến hết mình vì công ty. Có công ty có cách truyền thông nội bộ bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Zalo, mail, truyền hình… để gắn kết nhân viên, giúp lãnh đạo hiểu tâm tư, tình cảm của nhân viên. Hay như các doanh nghiệp bất động sản, du lịch có những khu resort và họ cho gia các đình nhân viên đi nghỉ mát tại những khu resort này. Đây là cách làm rất linh hoạt về chính sách phúc lợi nhân viên. "Đối với công ty Talentet, chúng tôi xác định rõ, muốn xây dựng môi trường doanh nghiệp độc đáo cần có sự cộng hưởng từ nhân viên. Công ty đã cho 100% nhân viên đi du lịch ở 10 nước trên thế giới. Từ những chuyến du lịch này nhân viên được trải nghiệm quốc tế cũng như giúp các nhân viên thêm gắn kết, lãnh đạo hiểu hơn về nhân viên. Nhờ đó, các nhân viên gắn bó, cống hiến hết mình cho công ty", bà Trinh chia sẻ thêm. |