Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy,êucầuantoànkỹthuậtvàbảovệmôitrườngphươngtiệngiaothôngđườngsắttheoquychuẩtyle bong88 toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện). Trong đó, Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt. Theo quy định ở Việt Nam, bất kỳ phương tiện tham gia giao thông nào cũng cần có những quy chuẩn nhất định nhằm kiểm soát, cho phép người dân tham gia giao thông một cách an toàn và tốt nhất, đặc biệt với đường sắt. Do đó, theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15:2023/BGTVT về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 30/2023/TT-BGTVT ngày 03 tháng 11 năm 2023 các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt khi kiểm tra định kỳ, hoán cải và nhập khẩu đã qua sử dụng có mã HS theo quy định tại Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, thể hiện ở Phụ lục A kèm theo Quy chuẩn này. Quy chuẩn này không áp dụng đối với phương tiện đường sắt tốc độ cao, phương tiện giao thông đường sắt của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và toa xe đường sắt đô thị hoán cải, nhập khẩu đã qua sử dụng. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, nhập khẩu, hoán cải, khai thác, kiểm tra và chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm 1.1 của Quy chuẩn này. Phương tiện giao thông đường sắt phải đảm bảo theo quy chuẩn quy định để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa |