当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tì so bong da】Sửa đổi bổ sung Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí đa nền tảng, báo chí số

Cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn vi phạm bản quyền

Góp ý việc sửa đổi bổ sung Luật Báo chí năm 2016,ửađổibổsungLuậtBáochíđápứngyêucầupháttriểnbáochíđanềntảngbáochísốtì so bong da TS. Nguyễn Minh Hải - Trường Cao đẳng Truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam cho hay, kể từ khi mạng Internet mang thông tin từ mọi ngõ ngách của thế giới đến từng cá nhân, không phân biệt khoảng cách địa lý và thời gian, các cơ quan báo chí truyền thống phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh khổng lồ từ bên ngoài biên giới quốc gia.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram...; các nền tảng phân phối nội dung như Youtube, TikTok... đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận hàng triệu công dân Việt Nam.

Sửa đổi bổ sung Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát trên báo chí đa nền tảng, báo chí số
Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: TL

Sửa đổi bổ sung Luật Báo chí để nâng cao vai trò quản lý báo chí, ngăn chặn việc báo hóa tạp chí và báo hóa trang thông tin, vi phạm bản quyền.

Trên thực tế, Luật Báo chí 2016 chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử, đây cũng là nguyên nhân khách quan bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số dẫn đến ranh giới giữa “báo” và “tạp chí” trên nền tảng Internet hiện nay rất mong manh. Tình trạng nhập nhằng giữa báo và tạp chí, hay “báo hóa” gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của báo chí.

Cũng từ những khó khăn, thách thức đối mặt trong quá trình chuyển đổi số và phát triển đa nền tảng, tình trạng vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí ở Việt Nam đã và đang diễn ra khá nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu, nguồn thu của các cơ quan báo chí, sự tâm huyết trong sáng tạo của các tác giả và cả vấn đề an ninh mạng trong bối cảnh truyền thông số.

Tại hội nghị, cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 do Bộ TT& TT tổ chức ngày 10/6/2023 mới đây, đại diện Báo Thanh niên cũng nêu ý kiến, hệ thống các quy định pháp luật trong Luật Báo chí hiện hành về bản quyền vẫn chưa đầy đủ, nhất là trong bối cảnh kỷ nguyên số như hiện nay, nên gây ra khá nhiều khó khăn, trở ngại đối với hoạt động báo chí.

Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí, truyền thông ở Việt Nam đã và đang diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh của hoạt động báo chí trong bối cảnh truyền thông số.

Ngoài ra, việc dẫn nguồn của các trang thông tin, báo chí dẫn nguồn tin còn nhiều bất cập, thậm chí lộn xộn, nhiều trang thông tin đăng tải, dẫn nguồn sai sự thật, gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nhưng việc xử lý còn hạn chế và không có hiệu quả.

Để khắc phục vấn đề này, cần quy định cụ thể hơn về việc chia sẻ, dẫn nguồn tin trong luật và bổ sung các quy định về chế tài xử lý đối với các vi phạm trong hoạt động báo chí, đặc biệt đối với các vấn đề khai thác thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, chưa kiểm chứng để đăng tải, bình luận trên báo chí và gây bức xúc trong dư luận.

Góp ý việc sửa đổi bổ sung Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát trên báo chí đa nền tảng, đồng thời ngăn ngừa hành vi vi phạm bản quyền, TS. Đồng Mạnh Hùng - Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng, cần quy định cụ thể, đầy đủ về vấn đề bảo vệ bản quyền báo chí, trong đó chú trọng đến các điểm nổi bật.

Đó là định nghĩa rõ ràng về các loại tác phẩm báo chí, sản phẩm của cơ quan báo chí được bảo vệ bản quyền, bao gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh và các dạng tác phẩm, sản phẩm khác. Xác định rõ quyền sở hữu tác phẩm báo chí, sản phẩm của cơ quan báo chí và các quyền liên quan, như: quyền công bố, sao chép, phân phối, sử dụng tác phẩm.

Có chế tài mạnh, nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm, sản phẩm báo chí. Cần quy định rõ ràng và tăng nặng những hình thức xử phạt hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả.

Hiện thực hóa chiến lược chuyển đổi số báo chí

Theo PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, nội dung quan trọng được Hội Nhà báo Việt Nam góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 đó là việc hoàn thiện cơ sở pháp lý theo kịp yêu cầu chỉ đạo tại Quyết định số 348/QĐ-TTg (ngày 6/4/2023) phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 hướng đến năm 2030.

Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với việc thúc đẩy thực tiễn chuyển đổi số báo chí ở nước ta - quá trình chuyển đổi từ báo chí đơn loại hình sang nền báo chí số lấy báo mạng điện tử làm trung tâm, ứng dụng công nghệ số trong toàn bộ hoạt động của tòa soạn số.

Chuyển đổi số báo chí thực chất là chuyển đổi từ nền báo chí truyền thống với 4 loại hình báo chí căn bản sang một nền báo chí gắn liền với các loại hình truyền thông mới, trên nền tảng số.

Sửa đổi bổ sung Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát trên báo chí đa nền tảng, báo chí số

Sửa đổi bổ sung Luật Báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí đa nền tảng, báo chí số. Ảnh: TL

Theo PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng, nhiều cơ quan báo chí còn mơ hồ về “đích đến” của chuyển đổi số là nền báo chí số, chưa tường minh về mô hình toà soạn báo chí số...

Theo đó, để chuyển đổi từ mô hình tòa soạn truyền thống sang mô hình tòa soạn số, mỗi cơ quan báo chí cần xác định được mô hình tòa soạn số - là đích của sự chuyển đổi số, về phát triển nội dung số.

Điển hình như một số cơ quan báo chí như Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo điện tử Vietnamplus.vn, Zing.vn… đã thực thi chiến lược đổi mới khu vực sản phẩm số, hoạch định và thực thi chiến lược nội dung số, phát triển các dòng sản phẩm đổi mới sáng tạo, xác định các vị trí nghiệp vụ chính, nhân lực, vật lực bên trong tòa soạn đảm trách tổ chức sản xuất, phân phối sản phẩm báo chí số và dịch vụ giá trị gia tăng; có chiến lược rõ ràng trong việc tìm kiếm và thiết lập thoả thuận hợp tác với các đối tác chính của cơ quan báo chí để phát triển các dòng sản phẩm báo chí số.

Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 theo hướng xem xét báo chí số trong mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời là điều kiện tiên quyết để xây dựng mô hình toà soạn số, hội tụ nội dung số + công nghệ số + công chúng số + kinh tế số.

Cần bổ sung quy định về thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, có quy định cụ thể về quản lý các nền tảng báo chí số, thống nhất với quy định về quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, podcast, OTT; bổ sung quy định thu hồi giấy phép khi cơ quan báo chí không đảm bảo các điều kiện hoạt động…

Ông Lê Trần Nguyên Huy - Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Nhà báo và Công luận cũng đồng thuận việc đưa nội dung chuyển đổi số báo chí vào Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung, để góp phần hướng tới các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phù hợp khi sử dụng thông tin trên nền tảng số để tiếp cận nhanh hơn tới độc giả theo cách thức “đa nền tảng”, trong đó có cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok; sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Chat GPT…

Sau 6 năm thực hiện Luật Báo chí năm 2016 vẫn còn không ít bất cập không theo kịp với sự đổi mới về khoa học và công nghệ thông tin, trong kỷ nguyên số. Bộ TT&TT đã có Báo cáo số 57/BC-BTTTT (ngày 30/3/2022) báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung.

分享到: