当前位置:首页 > La liga > 【bảng xếp hạng bóng đá đức hạng 2】Số ca tử vong do Covid

【bảng xếp hạng bóng đá đức hạng 2】Số ca tử vong do Covid

2025-01-10 15:55:54 [Cúp C1] 来源:Empire777
so ca tu vong do covid 19 tren toan cau da vuot muc 100000 nguoiSố ca tử vong do Covid-19 tại Tây Ban Nha cao nhất thế giới,ốcatửbảng xếp hạng bóng đá đức hạng 2 vượt xa Italy
so ca tu vong do covid 19 tren toan cau da vuot muc 100000 nguoiSố ca tử vong do Covid-19 ở Pháp cao thứ 4 thế giới
so ca tu vong do covid 19 tren toan cau da vuot muc 100000 nguoi1/3 số ca tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới nằm ở tại Italy

Tại Mỹ, số ca mắc đã lên tới 502.049 người mắc; 18.719 người tử vong; Tây Ban Nha 158.273 người mắc; 16.081 người tử vong; Italy 147.577 người mắc; 18.849 người tử vong; Đức 122.171 người mắc; 2.767 người tử vong.

so ca tu vong do covid 19 tren toan cau da vuot muc 100000 nguoi

Nhiều xe cấp cứu bên ngoài bệnh viện Brookdale ở Brooklyn, New York ngày 10/4. Ảnh: New York Times.

Kể từ khi bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hồi tháng 12/2019, virus corona chủng mới đã tấn công 211 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Số liệu tử vong của dịch Covid-19 đã ngang với đại dịch hạch London vào giữa những năm 1660 gây ra cái chết của khoảng 100.000 người, tương đương khoảng 1/3 dân số của thành phố này vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với căn bệnh thường gọi là cúm Tây Ban Nha, bùng phát vào năm 1918 khiến hơn 20 triệu người tử vong tính tới thời điểm nó biến mất vào năm 1920.

Với số liệu thống kê trên 100.000 ca tử vong trong số trên 1,6 triệu ca mắc bệnh, hiện tỷ lệ tử vong của dịch Covid-19 là 6,25%, song nhiều chuyên gia tin rằng, tỷ lệ thực tế sẽ thấp hơn do nhiều trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện gì, trong khi số liệu tổng hợp không bao gồm những người mắc bệnh mà không có triệu chứng. Một số quốc gia như Italy, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh có tỷ lệ tử vong lên tới trên 10%.

Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ đang gần chạm ngưỡng đỉnh dịch và số ca dương tính mới với SARS-CoV-2 trên cả nước đang có chiều hướng giảm, cùng với đó là tình hình dịch bệnh tại các tiểu bang New Orleans, Louisiana, Detroit, Michigan đang ổn định.

Trong tuần này, giới chức Mỹ đã cảnh báo người dân về số ca tử vong đáng báo động do sự bùng phát dịch Covid-19. Với việc nhiều người Mỹ tổ chức lễ Phục Sinh vào ngày 12/4 tới, các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ ngày 10/4 đã cảnh báo rằng, còn quá sớm để nới lỏng những biện pháp hạn chế đối với người dân.

Bất chấp những tác động tới nền kinh tế, ngày 10/4, Chính phủ Italy đã gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại đến ngày 3/5 do lo ngại nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại nếu dỡ bỏ hạn chế mặc dù có dấu hiệu tích cực là đường cong dịch bệnh đang cho thấy xu hướng giảm.

Chính phủ Italy đồng thời công bố sắc lệnh mới về giai đoạn 2 ứng phó với dịch bệnh dựa trên 2 trụ cột: một nhóm chuyên gia làm việc và các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Theo sắc lệnh mới, các cửa hàng văn phòng phẩm, quần áo trẻ em, giặt là và một số hoạt động sản xuất có thể mở cửa trở lại sau ngày 14/4.

Trong khi đó tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này cho biết sẽ gỡ bỏ lệnh cấm các lao động trong các ngành không thiết yếu vốn được duy trì trong 2 tuần qua để các lao động này được trở lại làm việc từ tuần sau.

Theo Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha, Salvador Illa, các lĩnh vực được hoạt động lại chủ yếu là các nhà máy sản xuất và các công trường xây dựng, còn hầu hết các hàng quán và văn phòng làm việc vẫn sẽ đóng cửa.

Để bảo đảm an toàn cho người lao động, chính phủ Tây Ban Nha lên kế hoạch phát khẩu trang cho người dân tại các ga tàu, bắt đầu từ ngày 13/04.

Động thái này của chính phủ Tây Ban Nha được thực hiện sau khi các diễn biến trong những ngày qua của dịch Covid-19 cho thấy tình hình đang dần được cải thiện.

Ngày 10/04, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các nước nên thận trọng về việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng chống sự lây lan đại dịch Covid-19.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, việc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế có thể dẫn đến sự hồi sinh “chết người” của dịch bệnh.

Theo Tổng giám đốc WHO, quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cần được cân nhắc dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, cũng như khả năng ứng phó của lực lượng y tế. Ông cho rằng, cần phải có các biện pháp đề phòng tại những nơi đông người như ở công sở, trường học hay các địa điểm quan trọng. Ngoài ra, người dân cũng cần được nâng cao nhận thức về dịch bệnh trong thời điểm trước khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读