【croatia vs thổ nhĩ kỳ】Quản lý học sinh qua... facebook
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:26:33 评论数:
Thiếu kinh nghiệm để xử lý thông tin
Em Nguyễn Thị T.,ảnlýhọcroatia vs thổ nhĩ kỳ học sinh Trường THCS Chu Văn An sử dụng điện thoại thông minh để học tiếng Anh từ rất sớm. Em "nghiện" lướt facebook lúc nào không hay khi trung bình mỗi ngày em mất khoảng 3 giờ tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội. Em thực hiện ngay cả khi ngồi trên lớp hay trong giờ học bài ở nhà. “Mỗi khi buồn chán, em quăng lên tường một status là được cả thế giới biết đến. Họ chia sẻ, động viên và em cứ sống trong thế giới đó”, T. thừa nhận.
Tăng cường hoạt động ngoại khóa cho học sinh THCS Hùng Vương
Học sinh sử dụng facebook như một phương tiện giao tiếp. Hầu hết, các em tham gia facebook đều để chia sẻ và kết bạn. Song, nhiều em chưa đủ kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý tình huống khi tung tin với mục đích câu like hoặc bị người khác tung tin với mục đích xấu. Nhiều em không nghĩ sâu xa về hành vi và hậu quả mà mình đang làm. Có em bày tỏ quan điểm trước status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh.
Cách đây không lâu, một học sinh trung học phổ thông ở Thừa Thiên Huế đã thông tin cầu Trường Tiền sập trên facebook gây hoang mang dư luận đúng thời điểm bão lụt đổ bộ miền Trung. Ngay bản thân em cũng không biết tác hại nghiêm trọng từ trò đùa của mình cho đến khi nhà trường yêu cầu gỡ thông tin trên facebook xuống. Thời điểm khác, một nhóm học sinh ở trường T. đánh nhau; thay vì báo với giáo viên để can thiệp, nhiều em lại quay phim và chia sẻ trên mạng xã hội. Tình trạng học sinh lên facebook bình luận vô tội vạ, chửi tục, xúc phạm nhau… vẫn thường xuyên xảy ra. Do đó, nhiều giáo viên phải ở trong thế giới đó mới hiểu và quản lý được học sinh của mình một cách hiệu quả.
Bàn về việc có nên cấm học sinh sử dụng facebook không? Nhiều trường cho rằng, cấm không phải thượng sách. Facebook cũng chỉ là một phương tiện thông tin. Facebook không xấu, xấu hay không là ở chỗ chúng ta làm gì trên đó. Facebook có thể trở thành một ngôi nhà để tuổi trẻ giao lưu hay là nơi thóa mạ, xúc phạm nhau… đều tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người.
Theo thầy giáo Nguyễn Mạnh Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, facebook như con dao hai lưỡi, tác động đến xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Cấm cản chỉ là biện pháp nhất thời chứ không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Đó là chưa kể việc cấm với lứa tuổi nhạy cảm này sẽ mang lại hiệu ứng ngược, càng cấm các em càng muốn chứng tỏ.
Giáo viên nên "kết bạn'' với học sinh
Muốn hiểu và giúp các em, trước hết giáo viên phải “kết bạn” với học sinh. Các thầy, cô cũng cần định hướng cho các em biết sử dụng mạng xã hội ra sao cho đúng, không ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Cô giáo Trương Thanh Bình, giáo viên Trường THCS Hùng Vương (TP. Huế) cho biết: "facebook của tôi đa phần bạn bè là học sinh. Thông qua kênh thông tin này, tôi có thể nói chuyện với học sinh của mình như những người bạn. Các em tâm sự với tôi nhiều chuyện mà bình thường gặp trực tiếp không dám nói. Trên facebook, tôi lập các nhóm riêng của từng lớp để tiện trao đổi thông tin học tập...".
Không nên suốt ngày lướt web, học sinh nên tham gia các hoạt động ngoại khóa
Một số trường yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em sử dụng facebook phải cảnh giác với những trang thông tin phản động, những video clip lừa đảo, bịa đặt, nói xấu, kích động, lôi kéo học sinh… Khi phát hiện mâu thuẫn cá nhân giữa các em trên mạng, giáo viên chủ nhiệm sẽ tư vấn, giải thích rồi yêu cầu các em xóa bỏ comment với lời lẽ thiếu văn hóa gây mất đoàn kết. Muốn bấm like một điều gì thì phải đọc và suy xét kỹ chứ không chạy theo số đông.
Chúng ta nên khuyến khích văn hóa đọc trong học sinh, định hướng cho các em, xử lý, phân tích, chọn lọc đánh giá thông tin. Các em phải biết kiểm chứng khi lượng thông tin tràn lan trên mạng. Phải biết đối chứng, đối chiếu, trích nguồn từ đâu, đâu là báo chí chính thống. Nhà trường chỉ quản lý trong phạm vi cho phép, trong thời gian các em học trên lớp, còn thời gian ở nhà phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và ý thức trách nhiệm của phụ huynh đối với học sinh.
Facebook không phải là thế giới ảo nữa, mà là một thế giới có ảnh hưởng thật và hậu quả thật. Các trường phải dạy các em cách sử dụng lành mạnh và giáo viên cũng phải am tường về mạng xã hội.
Bài, ảnh: Huế Thu