Cả Syria và Iraq đều xuất hiện IS làm cho các quốc gia Trung Đông lo lắng.
Các lực lượng Iraq trong chiến dịch truy quét IS tại Tal Afar ngày 29-8-2017. Nguồn: AFP/TTXVN
Bộ Chỉ huy các lực lượng Iraq tuyên bố,ấthiệntạiTrungĐhàn quốc vs uae Không quân nước này đã tiến hành tấn công phá hủy một tòa nhà trú ẩn của 30 thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại thị trấn Al-Susah nằm ở Đông Nam Syria. Tuyên bố nêu rõ: “Máy bay F-16 của Iraq đã tiến hành một cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm vào thị trấn Al-Susah trên lãnh thổ Syria. Mục tiêu là một tòa nhà 2 tầng được sử dụng làm nơi trú ẩn và một địa điểm nhóm họp của các phần tử khủng bố đã bị phá hủy hoàn toàn”. Thị trấn Al-Susah nằm ở gần thị trấn Hajin, một trong những thành trì cuối cùng của IS tại Syria.
Đó là bề nổi của tảng băng chìm khi nói về IS. Chỉ tính riêng trong năm 2018, Iraq đã xét xử và kết án tổng cộng 616 công dân nước ngoài có liên quan tới tổ chức IS. Trong đó bao gồm 466 nữ giới, 42 nam giới và 108 người vị thành niên.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2014 đến nay đã có khoảng 20.000 người bị bắt giữ tại Iraq do tình nghi liên quan đến IS. Trong số này, Baghdad đã kết án tử hình hơn 300 đối tượng và án tù chung thân, tương đương 20 năm tù giam trong luật pháp Iraq, với hơn 300 đối tượng khác.
Mặc dù Iraq tuyên bố giành chiến thắng trước IS vào cuối năm 2017 sau cuộc chiến kéo dài suốt 3 năm để tiêu diệt tổ chức khủng bố từng có thời điểm kiểm soát gần 1/3 lãnh thổ nước này cùng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn của quốc gia láng giềng Syria, tuy nhiên thực tế IS vẫn còn tồn tại tại quốc gia này dưới nhiều hình thức khác nhau. Đáng quan ngại là trong số đó có cả trẻ em và phụ nữ. Điều này trở thành bài toán khó đối với Baghdad khi muốn tận diệt mầm mống IS.
Trong khi đó, mới đây tại Syria, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa lực lượng phiến quân và các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc Syria khiến ít nhất 19 người thiệt mạng. Theo SOHR, đụng độ đã nổ ra ở phía Tây tỉnh Aleppo của Syria giữa liên minh Hayat Tahrir al-Sham (HTS) có liên quan tới Tổ chức khủng bố al-Qaeda và nhóm phiến quân Nureddine al-Zinki. Trong số này có 12 tay súng HTS, 5 tay súng Zinki và 2 dân thường đã thiệt mạng. Bên cạnh đó, ít nhất 35 người đã bị thương trong các cuộc giao tranh.
Trước đó, HTS đã cáo buộc Nureddine al-Zinki sát hại 5 tay súng của nhóm này và đã tổ chức một cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của lực lượng phiến quân, gần với thành trì cuối cùng của phiến quân tại tỉnh Idlib phía Tây Bắc Syria. Nureddine al-Zinki là lực lượng chính của Mặt trận giải phóng quốc gia (NLF), vốn là một liên minh các lực lượng phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
HTS và các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan khác hiện kiểm soát hơn một nửa tỉnh Idlib, trong khi NLF kiểm soát phần còn lại. Hai nhóm thường xuyên xảy ra đụng độ và giao tranh liên quan tới việc kiểm soát lãnh thổ.
Trong một động thái liên quan, Tổng thống Syria Bashar Al-Assad đã ủy quyền cho các lực lượng Iraq tấn công IS ở bên trong lãnh thổ Syria mà không cần phải đợi có sự cho phép của các nhà chức trách ở Damascus. Động thái này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia láng giềng Arab với quyết tâm tiêu diệt IS.
Trước đó hôm 29-12-2018, ông Assad đã nhận được một bức thư từ Thủ tướng Iraq Abdul-Mahdi, trong đó kêu gọi sự phối hợp giữa hai nước trong cuộc đấu tranh chống khủng bố.
Mặc dù trên lý thuyết IS đã bị tiêu diệt ở Trung Đông nên Tổng thống Mỹ đã ra lệnh rút quân khỏi Syria vì đã hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thực tế IS vẫn còn tồn tại ở các quốc gia này. Đáng quan ngại hơn là trong lúc giao thời khi Mỹ chính thức rút quân khỏi Syria, nhiều khả năng IS sẽ trỗi dậy với những đợt khủng bố mạnh mẽ hơn. Đây thật sự là bài toán khó làm đau đầu đối với các quốc gia liên quan.
Theo thông tin của Liên Hiệp Quốc công bố vào tháng 8-2018, tại Iraq và Syria hiện có khoảng 20.000-30.000 phần tử khủng bố IS. Trong số đó, có các chiến binh đã được huấn luyện đầy đủ về quân sự, cũng như hàng nghìn lính đánh thuê nước ngoài. Các chuyên gia cũng cảnh báo, ngoài Iraq và Syria, IS còn xuất hiện ở Afghanistan, Libya, Đông Nam Á và Tây Phi. |
HN tổng hợp