当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【trực tiếp bóng đá 24/7】Bác sĩ cấp cứu hiến kế cứu bệnh nhân Covid

【trực tiếp bóng đá 24/7】Bác sĩ cấp cứu hiến kế cứu bệnh nhân Covid

2025-01-26 00:44:27 [World Cup] 来源:Empire777

Từ Bệnh viện dã chiến số 16 tại TP.HCM,ácsĩcấpcứuhiếnkếcứubệnhnhâtrực tiếp bóng đá 24/7 TS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trực tuyến với hơn 200 bác sĩ hồi sức cấp cứu, chống độc trên cả nước về việc áp dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

Lọc máu hấp phụ là phương pháp lọc máu sử dụng các vật liệu hấp phụ (quả lọc chứa chất hấp phụ) để lấy bỏ chất độc, chất gây viêm trong máu ra khỏi cơ thể thông qua hệ thống lọc máu ngoài cơ thể.

Phương pháp này từng được Bệnh viện Bạch Mai áp dụng trên các bệnh nhân bị ngộ độc, viêm tụy cấp… và cho kết quả rất tích cực.

TS Sơn cho biết, tình hình dịch tại TP.HCM đang nóng hơn miền Bắc rất nhiều, gấp nhiều lần đợt dịch tại Bắc Giang và đang đe doạ thành quả rất nhiều năm.

"Một ngày ở TP.HCM bằng mấy tháng trời chúng tôi chiến đấu ở Bắc Giang. Do đó, mọi người có thể hình dung ra được sức nóng và sự căng thẳng đối với nhân viên y tế ở các bệnh viện dã chiến”, BS Sơn chia sẻ.

Vì vậy, việc giảm tỉ lệ bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng phải can thiệp máy thở, ECMO sẽ giúp hệ thống y tế giảm tải rất nhiều, nhất là trong bối cảnh số lượng bác sĩ hồi sức tích cực và số giường ICU còn hạn chế như hiện nay.

Theo TS Sơn, đặc trưng của Covid-19 là tăng giải phóng các yếu tố gây viêm, đôi khi phản ứng quá mạnh gây tổn thương đa phủ tạng, hay còn gọi là cơn bão cytokine.

{ keywords}

Bệnh nhân Covid-19 nặng điều trị tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM 

Khi mắc bệnh, không chỉ phổi bị tổn thương, các cơ quan khác cũng bị tấn công, trong đó thận xếp hàng thứ hai. Do đó, cần can thiệp lọc máu hấp phụ sớm để ngăn cơn bão Cytokine

Theo TS Sơn, bệnh nhân mắc Covid-19 nặng nếu được can thiệp sớm bằng phương pháp lọc máu hấp phụ sẽ giúp cải thiện các chỉ số rõ rệt, giảm nguy cơ tiến triển nặng, tăng tỉ lệ được cứu sống.

“Với đợt dịch đang diễn ra, việc điều trị không còn là vấn đề cá thể mà áp dụng trên một quần thể, đông bệnh nhân nên những người có triệu chứng cần phải được điều trị sớm để không phải hồi sức tích cực. Đó là những cái quan trọng nhất trong chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19”, TS Sơn nói.

Ông đề xuất, nên cho các bệnh nhân Covid-19 thể nặng lọc máu hấp phụ sớm hơn, có thể ngay khi đang thở oxy dòng cao HFNC, thay vì chỉ áp dụng khi đã thở máy hoặc ECMO như trong phác đồ của Bộ Y tế.

Từ điểm cầu Bắc Giang, ThS.BS Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang chia sẻ thực tế áp dụng lọc máu hấp phụ với 10 bệnh nhân Covid-19 nặng.

BS Tùng dẫn chứng trường hợp bênh nhân Vũ Thị Th., 66 tuổi ở Lục Ngạn. Bà Th. có tiền sử khoẻ mạnh, phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 14/6, được chuyển vào bệnh viện dã chiến điều trị. Từ khi vào viện, bệnh nhân khó thở tăng dần, sốt nóng. 5 ngày sau, bà được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Tại đây, trong 4 ngày đầu, bệnh nhân chỉ khó thở trung bình, nồng độ oxy trong máu SPO2 vẫn ở mức 95%, tuy nhiên từ ngày thứ 5 trở đi, diễn biến xấu nhanh, phải thở oxy dòng cao HFNC và chuyển sang điều trị hồi sức tích cực.

Các ngày thứ 6-10, tình trạng hô hấp tiếp tục xấu đi, các triệu chứng lâm sàng như đau ngực, khó thở, sốt đều tăng, khí máu giảm. Bác sĩ đã điều chỉnh lượng oxy, khí máu nhưng không tiến triển, đến ngày thứ 12, bệnh nhân bị tổn thương phổi rất nặng, nguy kịch.

Từ ngày thứ 13, bệnh nhân bắt đầu được áp dụng lọc máu hấp phụ, 2 lần tiếp theo vào ngày thứ 15 và 17. Sau khi được can thiệp, các chỉ số cải thiện rất nhanh. Ngày thứ 24, bệnh nhân cai được HFNC, quay về thở khí phòng. Đến ngày thứ 36, bệnh nhân khoẻ mạnh, xuất viện.

Từ thực tế điều trị, BS Tùng nhấn mạnh, nếu được can thiệp lọc máu hấp phụ sớm (thường lọc 3 lần), bệnh nhân Covid-19 nặng sẽ tăng cơ hội được cứu sống, tiết kiệm chi phí cho hồi sức rất lớn.

Để ra chỉ định lọc máu hấp phụ, thông thường các bác sĩ phải làm xét nghiệm Interleukin 6 – một nhóm lớn các phân tử được gọi là cytokine (IL6).

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, không phải nơi nào cũng làm được xét nghiệm IL6 và số lượng bệnh nhân nặng quá đông, vì vậy BS Tùng cho rằng có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số khác như triệu chứng hô hấp tăng lên, độ oxy hoá máu, bạch cầu giảm, viêm trong máu tăng… để áp dụng kĩ thuật này.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

Thúy Hạnh

Ngày 7/8 có 7.334 ca Covid-19 mới, thêm 4.305 bệnh nhân khỏi bệnh

Ngày 7/8 có 7.334 ca Covid-19 mới, thêm 4.305 bệnh nhân khỏi bệnh

Tối 7/8, Việt Nam công bố 3.540 bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.334 trường hợp. 

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读