Sở Y tế TPHCM hướng dẫn F0 chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà | |
Hà Nội xây dựng hướng dẫn tạm thời cách ly F1 tại nhà | |
Từ 00h00 ngày 22/7,ệcthíđiểmcáchlyFFtạinhàrấtcầnthiếtchoHàNộbxh giải scotland Hà Nội cách ly tập trung toàn bộ người về từ các địa phương đang thực hiện giãn cách |
Hiện Hà Nội vẫn ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng. Ảnh internet. |
Từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1059 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 642, số mắc là đối tượng đã được cách ly 417.
Đánh giá tình hình dịch bệnh tại Hà Nội, PGS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhận định, mặc dù tình hình dịch ở Hà Nội không phức tạp như TPHCM và các tỉnh khu vực phía Nam. Nhưng Hà Nội vẫn xuất hiện các ca mắc trong cộng đồng qua sàng lọc, vẫn có đa nguồn lây, đa ổ nhiễm nên nguy cơ dịch có thể bùng phát như tại TPHCM bất cứ lúc nào.
Mới đây, Hà Nội đã ghi nhận một ổ dịch tại Bệnh viện Phổi Hà Nội, đây là cảnh báo về sự nguy hiểm cho các bệnh viện. Theo đó, dịch bệnh xâm nhập vào bệnh viện có nhiều nguyên nhân, gồm: Nguồn lây từ người bệnh đến khám tại bệnh viện; người nhà của bệnh nhân không tuân thủ các quy định phòng chống dịch; nhân viên y tế có thể bị lây nhiễm từ bên ngoài vào bệnh viện. Để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào bệnh viện, PGS Nhung cho rằng, các cơ sở y tế cần triển khai sàng lọc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo 3 lớp như mô hình của Bệnh viện Phổi Trung ương.
PGS Nhung cho rằng, Hà Nội vẫn có khả năng kiểm soát được tình hình dịch bệnh khi áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kịp thời, qua đó ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, Hà Nội phải thực hiện chỉ thị này phải thật nghiêm túc, nếu không sẽ rơi vào tình huống như một số tỉnh, thành phố.
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa trình Sở Y tế Hà Nội ban hành Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần (F1) trên địa bàn TP Hà Nội. Ông Nhung cũng cho rằng, để đề phòng tình trạng virus lan rộng, Hà Nội cần thí điểm sớm việc F0, F1 cách ly tại nhà. Điều này là phù hợp để cơ sở y tế, hạ tầng y tế đảm bảo có sự dự trữ, trong trường hợp cần phải chăm sóc y tế thì mới vào bệnh viện.
Thời điểm này, việc thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà rất cần thiết cho Hà Nội, cũng như các địa phương khác. Điều quan trọng là cần theo dõi sức khỏe của F0 không triệu chứng để đáp ứng 2 yêu cầu: Không lây sang người khác và có khả tự theo dõi sức khỏe cho chính mình. “Theo thống kê, trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng chiếm khoảng 60%. Con số này nếu vào bệnh viện sẽ quá tải ngay lập tức với hệ thống y tế. Hà Nội cần chủ động lên phương án thực phân luồng những F0, F1 nào thực hiện cách ly tại nhà, F0 cách ly tai bệnh viện”, PGS Nhung nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, trong vòng 11 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và 6 ngày giãn cách tại TP Hà Nội, cả nước ghi nhận 74.434 ca mắc. Biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, mạnh và gia tăng ca mắc trong thời gian rất ngắn, gây ra áp lực quá tải cho hệ thống y tế. Đối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, thực hiện giãn cách xã hội chỉ làm phẳng hóa đường cong của lây nhiễm. Các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cần hết sức lưu ý tình trạng trở nặng của người bệnh sẽ diễn ra ở giai đoạn này và “trong vòng một thời gian ngắn nữa sẽ có nhiều bệnh nhân nặng. Tình hình dịch tới đây sẽ còn những diễn biến phức tạp, số ca mắc có thể sẽ gia tăng nhanh. Do đó, các địa phương phải nâng cảnh báo phòng chống dịch lên mức rất cao. Tất cả các bệnh viện hạng 1, bệnh viện đa khoa tỉnh bắt buộc phải có khu hồi sức tích cực và oxy trung tâm (quy mô từ 50 - 100 giường); bệnh viện tuyến quận, huyện cũng phải có oxy và oxy trung tâm. |