PC Gia Lai: Tích cực hoạt động an sinh xã hội để tri ân khách hàng Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU |
Phát biểu tại buổi lễ,ầnđẩymạnhthuhútđầutưpháthuylợithếbảođảmnguồnnănglượngxanhổnđịkết quả bodo glimt Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, với địa hình đa dạng, khí hậu ôn hoà và thắng cảnh thiên nhiên được mệnh danh là tuyệt tác giữa đại ngàn đã mang đến cho Gia Lai những lợi thế riêng có để phát triển nhanh, bền vững dựa vào hệ sinh thái với trụ cột là: Kinh tế nông, lâm nghiệp, dịch vụ du lịch hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Gia Lai còn là miền đất của sử thi, của truyền thống anh hùng cách mạng; trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhiều tên đất, tên người Gia Lai đã đi vào lịch sử.
Trong những năm qua vượt qua rất nhiều khó khăn, với tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Gia Lai đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2021-2023 ước đạt 9,1%; GRDP bình quân đầu người đạt 71,42 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 152.000 tỷ đồng (tăng bình quân 17,24%/năm).
Cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển khá đồng bộ tạo điều kiện kết nối khu vực và cả nước. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; y tế, giáo dục và đào tạo đều có những bước tiến vững chắc, đã thực sự làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Gia Lai - Ảnh: VGP/Minh Khôi |
Để tạo các động lực mới cho Gia Lai phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới, quy hoạch tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể hóa một bước chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, Gia Lai hướng tới hình mẫu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, giàu bản sắc văn hóa với 3 hành lang kinh tế; 4 tiểu vùng sinh thái; đặc biệt là 3 trụ cột phát triển là: Nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ và du lịch sinh thái; công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.
Gia Lai phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9,57%/năm; trong đó giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 9,20%/năm và giai đoạn 2026-2030 đạt bình quân 9,92%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 133 triệu đồng, tương đương 5.500 USD.
Trao đổi một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai Quy hoạch tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng cho biết đây là lần đầu tiên cả nước có một hệ thống các quy hoạch, trong đó có quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch vùng kinh tế - xã hội, trong đó có Tây Nguyên xác định mục tiêu, tư duy chiến lược phát triển, nhấn mạnh quan điểm Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng là vùng đất hết sức giàu tiềm năng tự nhiên, hệ sinh thái, nguồn sinh thuỷ của nhiều con sông lớn, hội tụ đa dạng các giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, Gia Lai cần nghiên cứu kỹ Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khi lập quy hoạch chi tiết, xác định cụ thể không gian đô thị, vùng động lực, nông thôn, hạ tầng giao thông, thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế, phân khu chức năng về nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, du lịch,…
Quy hoạch đô thị của Gia Lai phải hướng tới mục tiêu xanh, thông minh, "trong đô thị có rừng, trong rừng có đô thị", "làm đẹp thêm cho đại ngàn Tây Nguyên", tránh tình trạng đô thị chưa phát triển nhưng hạ tầng đã lạc hậu, ô nhiễm môi trường, sức ép dân số, giao thông tắc nghẽn…
Với tiềm năng thuỷ điện, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), Phó Thủ tướng gợi mở hướng phát triển thuỷ điện tích năng để bảo đảm được nguồn năng lượng xanh ổn định, trở thành lợi thế của Gia Lai thu hút đầu tư.
Để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, tỉnh cần chuẩn bị kỹ quy hoạch các khu công nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp dược liệu gắn với công nghiệp chế biến sâu, gia tăng giá trị; phát triển kinh tế lâm nghiệp với du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng, thị trường tín chỉ carbon…