>> Việt Nam tặng 5.000 tấn gạo cho nhân dân Cuba >> Mang 1.300 tấn gạo đến với học sinh nghèo huyện Mường La,ảođảmquảnlýchấtlượnghàngdựtrữquốxoi lac bong da hom nay tỉnh Sơn La Cụ thế hóa trách nhiệm về quản lý chất lượng hàng DTQG
Là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về chất lượng hàng dự trữ quốc gia (DTQG), ông Phan Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ bảo quản, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) cho biết: Mặc dù việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng DTQG luôn được toàn đơn vị chú trọng. Song, công tác quản lý chất lượng hàng DTQG trong thời gian qua chưa có quy định để thực hiện thống nhất trong toàn ngành, nhất là việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng DTQG đối với các mặt hàng do các bộ, ngành quản lý. Mặc dù hàng năm, Bộ Tài chính đều có công văn yêu cầu các bộ, ngành quản lý hàng DTQG phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ, dẫn tới công tác quản lý chất lượng hàng DTQG thời gian qua chưa bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; có lúc, có nơi chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, việc ban hành Thông tư hướng dẫn về Quản lý chất lượng hàng DTQG là cơ sở pháp lý để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng hàng DTQG được thống nhất và chặt chẽ hơn. Trong Thông tư 130/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính yêu cầu, quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ theo đúng quy trình về nhập, xuất, bảo quản quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản khác liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng DTQG. Ông Phan Anh Tuấn cho biết, do yêu cầu, mục tiêu quản lý hàng DTQG là sản phẩm hàng hóa được đưa vào cất trữ (có thời gian bảo quản, lưu kho dài), vì vậy, ngoài việc đáp ứng yêu cầu chất lượng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của Bộ quản lý ngành lĩnh vực, hàng DTQG phải đáp ứng một số quy định nghiêm ngặt hơn về chất lượng. Xuất phát từ đòi hỏi đó và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, Thông tư về quản lý chất lượng hàng DTQG quy định: Đối với hàng DTQG chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc là mặt hàng mới, thời gian bắt buộc phải xây dựng quy chuẩn này thời gian tối đa là 18 tháng. Với quy định như vậy để các bộ, ngành có đủ thời gian xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kể từ ngày bổ sung mặt hàng DTQG mới, hoặc kể từ ngày thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản mới; đồng thời, phải đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện về kho bãi, trang thiết bị. Phải bồi thường nếu hàng DTQG không đảm bảo Theo ông Phan Anh Tuấn, một trong điểm đáng chú ý của Thông tư là quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của tổ chức cũng như cá nhân có liên quan tới công tác quản lý, sử dụng hàng DTQG. Cụ thể, đối với hàng hóa không đảm bảo chất lượng do nguyên nhân chủ quan của tập thể, cá nhân thì tập thể, cá nhân phải bồi thường tùy theo mức suy giảm chất lượng hàng DTQG. Còn đối với trường hợp hàng hóa DTQG không đảm bảo chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hàng DTQG xác định rõ nguyên nhân khách quan và báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao vai trò quản lý của người đứng đầu, thông tư quy định: Thủ trưởng đơn vị DTQG chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng DTQG trong phạm vi được giao trực tiếp quản lý. Đồng thời theo dõi, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng DTQG. "Những quy định trên sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/ 2014. Đây sẽ là cơ sở pháp lý nhằm cụ thể hóa công tác quản lý nhà nước đối với trách nhiệm của đơn vị trực tiếp hàng dự trữ quốc gia ở các bộ, ngành theo quy định của pháp luật", ông Tuấn nhấn mạnh./. Sâm Linh |