您现在的位置是:Thể thao >>正文

【bóng đá ai cập】Tết xưa ở làng Mỹ Lợi

Thể thao63人已围观

简介Đây là ngôi làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu lịch sử về việc khẩn hoang lập ấp, về danh tánh ...

Đây là ngôi làng còn lưu giữ được khá nhiều tư liệu lịch sử về việc khẩn hoang lập ấp,ếtxưaởlàngMỹLợbóng đá ai cập về danh tánh các ngài khai canh, khai khẩn; về đất đai, địa giới, nhân vật chí; về học hành thi cử, văn học viết và phong tục tập quán không những của làng mà còn đại diện cho cả vùng này.

Một góc chợ Mỹ Lợi. Ảnh: Mai Huế

 

Một trong những ghi chép khá đầy đủ ấy là lễ tết ngày xưa ở Mỹ Lợi, nổi danh hơn cả là “Chợ thịt heo” ngày tết cổ truyền. Trong tháng áp Tết, dân làng chuẩn bị vật liệu và dựng ở khoảng trống đầu chợ nhiều cái chòi cao vây quanh. Rồi trong hai ngày cuối năm (29 và 30 hoặc 28 và 29, tùy theo năm có tháng đủ hay thiếu), gia đình nuôi heo chuẩn bị mổ thịt, đem ra chòi bày bán. Phiên chợ này đông vui náo nhiệt, ai cũng đợi đến thời gian ấy mới mua thịt về làm bánh tết, làm cỗ cúng gia tiên, không sớm quá mà cũng chẳng muộn quá. Sinh hoạt này tạo ra một tâm thế háo hức đón tết trong làng. Mặt khác, chợ Mỹ Lợi được lập vào giữa thế kỷ XVIII nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán quan trọng, sầm uất suốt dải duyên hải bên bờ đầm phá Cầu Hai. Do đó, cư dân các làng lân cận, như An Bằng, Lương Viện, Diêm Trường, Phụng Chánh, Nghi Giang… cũng đến đây sắm lễ vật, mua thịt heo về “ăn tết”. Trai gái già trẻ rất háo hức. Người ta gọi đơn giản là “Chợ thịt heo”. Có một tập tục mang đậm nét ứng xử văn minh, nay lại càng phù hợp với yêu cầu xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh là vào ngày cuối năm chiều 30 Tết nhà nào cũng gánh cát trắng, chuẩn bị sẵn sàng ở sân nhà và đường đi thuộc địa phận từng gia đình, vào lúc chập choạng tối hầu như đã vắng bóng người qua lại thì nhà nhà rải cát mới trên sân, trước ngõ, ngoài đường để sáng tinh nguyên đầu năm ai ai cũng được hưởng khung cảnh một làng quê sáng sủa, một tâm thế mới đầy hứa hẹn.

Qua ngày mồng một, bán hết thịt heo, chợ cũng dời sang chỗ khác, các chòi ấy trở thành nơi chơi bài thẻ; người ta dùng các quân của bộ “bài tới”, loại bài dân gian có từ thời các chúa Nguyễn cát cứ Đàng Trong, gọi là “đánh bài chòi”. Những người tham gia ngồi trên chòi cao, được ban tổ chức phục vụ nước, trầu, thuốc và có đến 11 chòi; mỗi chòi là một cửa, ở giữa là chòi trung tâm. Đối diện là bàn quan (một chiếc lều rộng) của ban tổ chức. Bộ bài tới có 30 cặp, thường người ta loại bỏ 2 cặp rồi chia làm hai. Hai mươi tám quân bài dán vào hai mươi tám thẻ tre, làm hai bộ như vậy đủ sáu mươi quân song màu sắc khác nhau để dễ chia đôi lúc bắt đầu chơi. Mỗi chòi được phát năm quân bài bất kỳ, bên xanh bên đỏ, riêng chòi trung tâm nhận hai màu. Thừa một quân hội chủ cắm ngược vào ống tre làm “bài nọc” để “đi chợ”. Trong lúc chơi có điểm trống cơm, lúc tới có hồi trống giục rất vui nhộn. Thật là một sinh hoạt đặc trưng ngày Tết ở nông thôn Thừa Thiên Huế… Ngày nay, trò chơi này dần vắng bóng ở nhiều nơi, nhưng Mỹ Lợi vẫn được tổ chức vào ba ngày mồng 1, 2 và mồng 3 tại trung tâm vui xuân gần trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.

Trong ba ngày Tết, dân làng không họp chợ ở vị trí thường xuyên mà dời đi nơi khác, trên một gò cát cao rộng, về phía đông cách Mỹ Lợi ngày nay khoảng 200 mét, nên gọi là chợ Đồn hay chợ Cồn. Người cao niên ở làng bảo rằng, vì trong ba ngày Tết “người cõi âm” về nơi cũ họp chợ, đêm đêm nghe tiếng nói cười mặc cả lao xao, nên “người cõi dương” phải tạm lánh nhường chỗ cho họ. Lại có cụ nói rằng phải gọi là chợ Đồn, vì xưa, ông tướng nhà Tây Sơn là Trần Văn Nghĩa đóng đồn ở đấy, mỗi lần Tết về, ông tổ chức cho dân chúng đến chung quanh đồn họp chợ để lính tráng cùng vui cho vơi cảnh nhớ nhà. Sau năm 1975, chính quyền xã tổ chức hội chợ ở sân vận động, gần Trường tiểu học Vinh Mỹ trong ba ngày mồng 1, 2 và 3, có các môn chơi hái hoa mùa xuân, bài ghế (như bài chòi, nhưng thay chòi bằng ghế trong một phòng học), ném phi tiêu, ném vòng…

Đi chợ Tết Mỹ Lợi là dịp trai gái hẹn hò trao duyên gởi phận. Người ta đi chợ để vui xuân hơn là để mua bán, bởi vì người bán không cần đắt hàng, người mua không cần giá cả, cốt lấy khước, cầu may… Chợ vì thế mà vui như hội! Đặc biệt, ai cũng mua và mang về dăm đốt hoặc cả cây mía, trong ý thức “bán ngọt mua ngào” để quanh năm được hưởng phúc lành. Đem mía về nhà họ dựng bên bàn thờ gia tiên, biếu ông bà làm gậy đi đường xa… Hết ba ngày Tết, chợ lại trở về chỗ cũ. Trước khi nhóm họp buổi đầu năm, một cụ già thắp hương khấn vái ở đình chợ, cầu xin ơn trên phù hộ cho mua may bán đắt, rồi bưng khay cau trầu ra bán đầu tiên lấy khước (tục này gần đây đã bỏ), nhưng trong tâm thức, sự cầu mong những điều may mắn tốt lành luôn đến với mọi người là ý niệm sống muôn đời của người dân làng Mỹ Lợi.

Trong những ngày tiếp theo của tháng đầu năm, các xóm vào đám. Ngày mồng 7 hay 8 tổ chức cúng cầu an tại mỗi xóm. Ngày rằm tháng Giêng, làng cử hành tế “hữu công” tại từ đường. Đây là lễ tế lớn nhất của làng Mỹ Lợi, tưởng niệm công đức ngày các vị khai canh, khai khẩn và hậu khẩn lập làng:

Trước khai sau khẩn, chí lớn mưu xa, rành rành còn phỗ xã.

Chuộng đức đền công, lòng ghi đầu đội, thẳm thẳm ở đền thiêng.

Lễ cầu an mang tính chất truyền thống “uống nước nhớ nguồn” với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kêu gọi con dân Mỹ Lợi dù đi đâu, ở đâu cũng luôn hướng về cố thổ…Nơi ấy bao thế hệ cha ông mình đã sinh ra.

 Dương Phước Thu

Tags:

相关文章