Giáo sư Trần Đình Long đặt câu hỏi khi bàn về siêu dự án 1 tỷ USD trên sông Hồng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ mới đây.
Trả lời phóng viên báo Dân trí xung quanh siêu dự án 1 tỷ USD xây dựng hệ thống giao thông,ựalúađểđổilấynhàmáythủyđiệnCóđángkhônhận định liverpool vs bournemouth thủy điện trên dòng sông Hồng của một doanh nghiệp vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thông qua, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho rằng: “Chúng ta đã và đang phải trả giá cho việc Trung Quốc xây thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông khiến cho Đồng bằng Sông cửu Long ngập mặn, kế sinh nhai của hàng triệu người bị ảnh hưởng. Động đến sông Hồng, đây không chỉ là nguồn sống của vựa lúa lớn của miền Bắc, mà còn là cả một giá trị văn hóa hàng nghìn năm. Vậy có nên đánh đổi vựa lúa và hơn thế nữa để lấy các nhà máy điện và một hệ thống giao thông mới?”
Siêu dự án giao thông kết hợp thủy điện 1 tỷ USD được các chuyên gia đánh giá sẽ lấy đi vựa lúa đồng bằng sông Hồng và có nhiều tác động lớn đến kinh tế, xã hội
6 nhà máy điện, có gì mà ghê gớm?
Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống giao thông, thủy điện trên luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì – Lào Cai, G.S Long bày tỏ quan điểm: “Tôi nghĩ 5 hay 7 nhà máy điện vài trăm MW thì không có gì ghê gớm và có đóng góp gì lớn cho ngành điện và đất nước cả. Những nhà máy này có giải tỏa được cơn khát điện của Việt Nam hay không trong khi chúng ta có rất nhiều tiềm năng về năng lượng mặt trời, sức gió để làm?"
"Dẫu các dự án thủy điện có xây dựng trên thượng nguồn sông Hồng thì là đều hoàn toàn không nên bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến lượng phù sa, lưu lượng nước và gây phá hủy các dòng sông", ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, sông Hồng là sông chính của miền Bắc, ngoài giao thông thủy, cấp nước tác động về phù sa, bồi bổ cho Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Vì vậy, việc lập dự án phải đặc biệt lưu ý vấn đề này.
“Chúng ta đã và đang phải gánh chịu những tác động của việc Trung Quốc, Lào ngăn đập, chặn dòng xây các công trình thủy điện trên thượng nguồn của dòng sông Mê Kông khiến Đồng bằng Sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, nhiễm mặn ghê gớm. Đây là viễn cảnh cho ĐBSH nếu chúng ta tiếp tục xây các thủy điện trên thượng nguồn của dòng sông này”, G.S Long nói.
Đồng tình với G.S Long, bà Ngụy Thụy Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho biết: Sông Hồng là dòng sông cổ và có nhiều nhánh sông con; đáy sông có những trầm tích hình thành từ hàng nghìn năm trước, chúng ta phá đi sẽ mất hàng nghìn năm mới có lại được.
Tất cả các đập thủy điện đều có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái, trong đó là rừng, là cả một hệ sinh thái sống quanh đó. Khi xây các con dập trên thượng nguồn sẽ mất đi phù sa cho sông Hồng, lòng sông sẽ tụt xuống thấp hơn và khi đó dòng nước sẽ xiết lại, hai bên bờ có thể bị sạt lở, phá vỡ. Một khi nước sông thấp, các cửa sông có thể bị nước biển khoét sâu vào, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển như Thái Bình, Nam Định.
Hình thức đầu tư quá mạo hiểm!?
Đề cập đến vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trăn trở: Chúng ta phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến công trình này đó là: Tính cấp thiết đến đâu? Nếu không xây dựng các hệ thống giao thông và thủy điện ở đây thì sao? Mục tiêu của dự án này thế nào? Để hoàn thiện hệ thống giao thông hay là khai thác thủy điện? Đặt lợi ích của hàng triệu người dân, lợi ích của các địa phương thì họ có tiếp nhận dự án này hay không? Những đánh giá tác động của dự án này đến đâu và hiệu quả đầu tư ra sao?... Còn rất nhiều câu hỏi cần giải đáp và làm rõ.
Theo ông Ngãi, về phương diện khoa học, thủy điện dù là công trình điện sạch nhưng chúng ta đang sống trong thời đại mà hiện tượng El-Nino (nóng lên của trái đất) diễn biến hết sức bất thường. Nếu làm đập, ngăn dòng có đủ nước để cung cấp cho hạ lưu hay không. Một khi xây các con đập, dòng chảy được nắn lại và thay đổi toàn bộ cấu trúc và địa chất khu, vùng kinh tế, chúng ta sẽ phải tính rất kỹ cách trị thủy dòng sông này nếu không muốn vĩnh viễn mất đi những giá trị cốt lõi mà lâu nay vẫn có được.
Trong khi đó, G.S Long lại có những băn khoăn khác đó là về phương án tài chính của dự án. Theo ông Long, phương án tài chính của dự án cũng cho thấy tiềm năng rất “mù mờ”. Dự án hơn 24.500 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) nhưng vốn của chủ đầu tư chỉ có 30%, tức là còn lại đi vay thương mại 70%, điều này dễ sinh ra những bất cập về hiệu quả đầu tư, sức ép lãi suất sẽ khiến gia tăng phí, tăng thu của các bến tàu cho các tàu thuyền qua lại.
Trong đề xuất của chủ đầu tư, siêu dự án trên được thực hiện theo hình thức BOO – (xây dựng, sở hữu và vận hành). Như vậy, nếu được phê duyệt, chủ đầu tư có được sử dụng vĩnh viễn sông Hồng và đương nhiên tàu thuyền đi lại phải sử dụng cảng của nhà đầu tư sẽ phải chịu phí đắt đỏ.
"Tại sao chúng ta lại giao một dòng sông lớn, dòng nghìn năm - sông mẹ của cả một nền văn hóa, một vùng kinh tế cho một nhà đầu tư tư nhân? Tại sao chúng ta có nhiều phương thức đầu tư đã rất thịnh hành như BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), BTO (xây dựng, chuyển giao, kinh doanh), BT (xây dựng -chuyển giao) hay PPP (hợp tác công tư)... Hình thức BOO là quá mạo hiểm và không phù hợp ở một dự án có tác động liên vùng và có ảnh hưởng không chỉ là thời cuộc mà còn tác động đến muôn đời sau", G.S Long nhấn mạnh.
"Thượng lưu sông Hồng, các luồng của sông này cùng các nhánh sông mang lượng phù sa, thủy lợi cho các địa phương hạ lưu rất lớn. Một khi thay đổi dòng chảy, trữ lượng nước sẽ tác động trực tiếp đến nước ngầm. Chúng ta xây dựng dự án này chỉ vì để tận dụng khai thác thủy điện, giao thông thì phải đánh giá được vì sao phải đánh đổi, có đáng phải đánh đổi hay không?", ông Long nói.
Theo Dân trí
Rưng rưng ngày về với mẹ của bé gái 4 tuổi bị bắt cóc qua hàng ngàn km