【ti số 7m】Cần thủ lĩnh giỏi 'phá thế phẳng' để kết nối những dòng sông
Không lãng mạn không sáng tạo được
Không hẹn mà gặp,ầnthủlĩnhgiỏipháthếphẳngđểkếtnốinhữngdòngsôti số 7m các doanh nghiệp thành công từ du lịch trên sông chia sẻ sự khởi đầu đều đến từ những “ý tưởng lãng mạn”.
Ông Đặng Bảo Hiếu - Chủ tịch Focus Travel và Chủ tịch bến du thuyền Ana Marina nhớ lại, khi muốn có một phác hoạ mới về sản phẩm du lịch, ông tình cờ gặp công ty của Anh đang chuẩn bị các chương trình đi khắp thế giới bằng thuyền.
“Tôi nghĩ ngay đến sông Mekong và chỉ một năm sau đó (2004), một người Scotland đã kéo con tàu Mekong Pandaw về sông Mekong. Tại sao người nước ngoài đến đây và làm sản phẩm du lịch tốt như vậy còn mình thì sao? Và tôi ấp ủ kế hoạch. Tàu chạy cho đến nay đã 15 năm vẫn giữ nguyên vẹn “linh hồn” như ngày nào. Tôi nghĩ sự lãng mạn đã tạo cảm hứng để tạo ra con tàu này. Đặc biệt hơn, từ năm 2012, sau 3 năm con tàu hoạt động, sông Mekong được mệnh danh là 1 trong 5 điểm đến được yêu thích của tất cả khách du lịch đường sông trên thế giới”, ông Hiếu nói.
Ở góc độ “để cho đại đa số người dân có thể thụ hưởng”, ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Saigon Waterbus cho rằng làm du lịch “càng phải lãng mạn”. Rất nhiều khách du lịch giàu có đến dòng sông ở miền Tây để trải nghiệm, trong khi người Việt ít có cơ hội như vậy. “Tôi luôn muốn tạo ra sản phẩm mà đại đa số người dân được chạm vào dòng sông”.
Giá trị của sông nước là tài nguyên rất lớn để dành cho giao thông và du lịch của đất nước. Tuy nhiên, bấy lâu nay, tài nguyên này vẫn chưa được khai thác mạnh. Nguyên nhân là do gặp nhiều bất cập về hạ tầng, chính sách.
Ông Toản dẫn chứng, khu vực nội đô ở TP.HCM có hệ thống sông ngòi đẹp nhưng hạ tầng thiếu thốn.
“Tôi cố gắng thông qua dự án tạo ra một giá trị văn hoá, sự nhìn nhận về giá trị “theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển”. Việc này không chỉ tạo ra chuỗi hạ tầng cảng bến phục vụ cho giao thông, du lịch mà còn để các mô hình sông nước khác dựa vào hạ tầng cảng bến phát triển”, ông Toản cho hay.
Xót xa khi tour 8 đêm nhưng có đến 5 đêm ở nước bạn
Từ câu chuyện xây dựng kênh phát thanh FM Mekong, ông Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc kênh VOV Giao thông quốc gia của Đài Tiếng nói Việt Nam nhìn nhận: Sự “bằng phẳng” của khu vực ĐBSCL không chỉ là “phẳng” về không gian, mà ở chỗ có nhiều lĩnh vực tỉnh nào cũng giống nhau; từ sông Tiền, sông nhánh, sông Hậu, xuống bến thuyền nào cũng na ná.
Ông Đoàn Hữu Đức, Phó Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế số và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam lại lo lắng khi cao tốc phát triển cũng đồng thời làm mất đi những làng nghề truyền thống ven sông.
Khi xây dựng sản phẩm du lịch, ông Đặng Bảo Hiếu đã xây dựng điểm tham quan cho cả một hành trình. Chương trình thuần tuý 10 ngày 9 đêm, nhưng qua rà soát các điều kiện thì các chương trình rút xuống còn 8 ngày 7 đêm.
“Hành trình khiến tôi rất xót xa vì tàu này chạy ở Campuchia nhiều hơn ở Việt Nam. Tàu chạy trên sông nước bạn 5 ngày, 3 ngày còn lại chạy ở Việt Nam”, ông Đặng Bảo Hiếu nói.
Nhưng vốn là người đã góp nhiều công sức vực dậy lãnh Mỹ A (lụa Tân Châu), ông Hiếu tin tưởng “có rất nhiều dư địa, tài nguyên và cần những người lãng mạn, tâm huyết, đủ kiên nhẫn để xây dựng và phát triển”. Những sản phẩm vốn có như nhà cổ vườn Thủy Lê, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp) đang có “vàng”, có câu chuyện đầy đủ, sẽ là tư liệu cực kỳ quý báu cho phát triển. Ngoài ra, còn có chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè; lò gạch ở Vĩnh Long; ngay cả dừa ở Bến Tre cũng tiềm năng…
Ông Nguyễn Michael Vũ, Giám đốc quốc gia Boeing Việt Nam, cho rằng hàng không lại “kết nối những dòng sông” theo cách riêng. Trong dự án vệ tinh viễn thám mà Boeing và CSIRO hợp tác với Trường ĐH Cần Thơ, có những ứng dụng dự báo thời tiết, quản lý mùa màng và đặc biệt là quản lý nguồn nước. Tập đoàn này cũng đang có những nghiên cứu về sản xuất nhiên liệu bền vững (SAF) trong ngành hàng không, cam kết sản xuất máy bay sử dụng SAF. Theo ước tính tới năm 2050, ngành hàng không cần 6.000 nhà máy sản xuất nhiên liệu này, hiện nay ở khu vực Đông Nam Á mới có 1 nhà máy tại Singapore. ĐBSCL có thể là vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất SAF. Đây cũng là một hướng phát triển kinh tế ven sông nên tính tới.
Một điều thú vị khi chia sẻ về “đánh thức văn hóa bản địa”, GS Chung Hoàng Chương (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) nói rằng: Sự kết hợp giữa công nghệ (chẳng hạn vệ tinh viễn thám) với sản phẩm mang tính bản địa sâu sắc, riêng biệt ở từng khu vực trong khu vực là những chỉ dẫn độc đáo cho du khách khám phá.
Không làm du lịch như làm thơ?
Với 17 năm công tác trong ngành du lịch, trong đó có 7 năm ở vai trò là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách du lịch, ông Trần Hữu Bình (nhà văn Bình Ca), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, đã chia sẻ những kinh nghiệm ‘để đời’ để vực dậy ngành du lịch.
Lúc mới về, Bí thư tỉnh uỷ nói đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch. Thế nhưng, khi xem báo cáo, doanh thu cho ngành du lịch rất hạn chế. Ông Bình nói thẳng với lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ là làm du lịch không thể như làm thơ, không thể nói đến niềm tự hào, sự xúc động mà phải nói đến thu ngân sách được bao nhiêu.
Nếu muốn thu ngân sách thì phải có doanh nghiệp về. Tức là tạo ra quy hoạch xây dựng hợp lý, bao gồm hạ tầng, sản phẩm du lịch, quan trọng nhất là hệ thống khách sạn cho khách lưu trú. Dù vậy, trước khi làm được điều đó thì cần có ý thức, quy hoạch rõ ràng.
“Đối với dòng sông Mekong, việc kêu gọi phát triển sản phẩm ven bờ sông để vực dậy du lịch, cần kết nối các địa phương với nhau, cần sự đồng bộ, cần có người cầm trịch. Nếu không phải cấp nhà nước thì có thể là cấp vùng”, ông Bình nhấn mạnh.
Ví dụ, quần thể danh thắng Tràng An phát triển trên sông Sào Khê trở thành di sản thế giới thì tương đương “một tờ A4 có giá trị 500 triệu USD”, thu hút nhà đầu tư tự đến với Ninh Bình.
Ban đầu, tỉnh phải bỏ 50.000 USD cho 30 giây lên CNN quảng bá hình ảnh. Còn bây giờ, tất cả đoàn quảng cáo tự tìm đến, trên các tuyến bay đều quảng bá hình ảnh về Ninh Bình và hoàn toàn được quảng cáo miễn phí, doanh nghiệp tranh nhau đến nhưng không còn đất cho họ đầu tư.
Ông Hữu Bình cho rằng làm du lịch đầu tiên là cần nội lực để phát triển, cần có những doanh nghiệp tâm huyết, những doanh nghiệp giỏi đến với địa phương.
Do đó, ông cho rằng câu chuyện phát triển du lịch không thuộc về trách nhiệm ai cả mà thuộc về tất cả các cấp, các ngành; người dân, doanh nghiệp phải đồng hành, phối hợp.
Bổ sung thêm về các nguyên tắc “chữ S” trong phát triển du lịch sông nước, ông Hiếu một lần nữa nhắc tới các chữ “Smart” (Thông minh), “Slow” (Chậm rãi) và Small Group (nhóm nhỏ) và làm kĩ, làm sâu nội hàm, triết lí của từng khía cạnh sẽ tiếp tục là chìa khóa mở cho kinh tế đường sông.