【trận đấu slavia】Mang ong về phố

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:17:44

Môi trường nuôi ong dú từ ngoài tự nhiên đến sân vườn nhà người dân

Ong dú thường làm tổ trong những chỗ tối,ềphốtrận đấu slavia khuất. Khi thuần loài ong này, người dân đã làm cho ong những cái tổ phù hợp bằng gỗ, kín các mặt, chỉ để lại 1 lỗ nhỏ làm lối ra - vào cho ong thợ, đảm bảo ong có nơi trú ẩn an toàn và thuận lợi sinh sản, sản xuất mật. Mỗi tổ đặt cách nhau từ 1,5-2m trên những chiếc cột sắt đơn giản, bên trên có tấm bạt để tránh mưa làm ướt tổ. Một năm có thể thu hoạch mật ong từ 2-3 lần, tùy điều kiện thời tiết cũng như mật độ dịch lá và phấn hoa trong vùng ong di trú.

Anh Lê Chí Hiền, một nông dân đang nuôi hơn 30 tổ ong dú tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú chia sẻ: Nuôi ong dú cần tìm môi trường tự nhiên, khí hậu mát mẻ, gần nơi có nước càng tốt. Nhằm tránh mưa, nắng ảnh hưởng đến tổ ong, phía trên nên đặt tấm bạt kích thước lớn hơn tổ để làm mái che. Điều kiện chăm sóc đơn giản, cần tránh những vùng có dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc xịt cỏ, nếu ăn phải dung dịch này ong sẽ chết.

Quy trình khai thác mật ong dú cũng đặc biệt hơn những loại ong khác. Tổ ong được thiết kế khá nhiều ngăn, những ong thợ sẽ phân chia ngăn nào dành cho ong chúa đẻ, ngăn nào dùng để sản xuất mật. Vì vậy, khi lấy mật, người nuôi chỉ cần chọn ngăn làm mật để xử lý. Điều thú vị là mỗi tổ ong có kích thước khoảng 20x45cm, nhưng có thể thu hoạch nửa lít mật.


Anh Hiền cho biết thêm, đến kỳ thu hoạch người nuôi phải thăm tổ trước khi lấy mật. Tổ nào đang trong thời kỳ sinh nở nhiều thì hạn chế lấy mật để tránh ảnh hưởng tới đàn. Sau khi thu hoạch xong, phải kiểm tra kỹ hệ thống của tổ như ong thợ, ong chúa có bị ảnh hưởng không, rồi mới vít ốc lại để ổn định cho ong tiếp tục làm quy trình mật mới.

Do có nhiều hình dạng tổ khác nhau như hình ngôi nhà, lục giác, trụ… nên ngoài nuôi thương phẩm, nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh chọn ong dú nuôi làm cảnh trong sân vườn. Những tổ ong trở thành vật trang trí đẹp mắt, người nuôi cũng có thêm mật để phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia đình. Đây cũng là mục tiêu của Dự án “Mang ong về phố” do Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài khởi xướng từ tháng 11-2023. Hiện có 20 hộ dân trên địa bàn tỉnh nuôi ong dú với khoảng 170 tổ và đã cho thu hoạch.

Ngăn chứa trứng trong tổ ong dú

Ngăn chứa mật trong tổ ong dú 

Chị Trần Thị Cẩm Chi ở phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài đang nuôi 2 tổ ong dú trong sân vườn tiểu cảnh trước nhà. Sau 8 tháng nuôi, nay đã đến kỳ thu hoạch lứa mật thứ 2. Chị Chi chia sẻ: Tôi biết đến loại ong này qua một lần “lướt” Facebook, tình cờ thấy Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài có đăng thông tin về ong dú. Sân vườn của gia đình có vườn hoa nhỏ khá thích hợp nên tôi đặt nuôi thử 2 tổ. Bên cạnh trang trí cho ngôi nhà, tôi cũng muốn trải nghiệm mật ong dú để nâng cao sức khỏe gia đình.

Bà Phạm Thị Yến Linh, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài chia sẻ: Song song với quá trình nuôi, chúng tôi đã đưa mật ong dú đi kiểm tra dược tính để so sánh với các loại mật ong khác. Chúng tôi cũng đang xây dựng một số quy trình để tiến tới bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Dự kiến thời gian tới, Hội Nông dân thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình, cung ứng giống cho các hộ nuôi cũng như hộ muốn kinh doanh mật ong dú.

Với nhiều ưu điểm và giá loại mật này khá cao, dao động từ 2-3 triệu đồng/lít, ong dú nằm trong danh sách nuôi làm cảnh của những gia đình có điều kiện. Người nuôi vừa có thể lấy mật sử dụng hoặc nâng cao thu nhập vừa có thêm thú vui thư giãn.

Anh Lê Chí Hiền kiểm tra đàn ong và lượng mật trong tổ trước khi thu hoạch

Chị Trần Thị Cẩm Chi ở phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài cho biết, lần thu đầu tiên, tổ ong lục giác cho sản lượng khoảng 1 lít mật

Thu hoạch mật ong dú

顶: 38踩: 3832