VHO - Sáng 16.11,áthuynguồnlựcxãhộitrongbảovệpháthuygiátrịdisảnvănhóbxh bundes tại trụ sở 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”. Tọa đàm nhằm làm rõ vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết tạo môi trường pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này.
Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL và đại diện địa phương được đánh giá làm tốt công tác xã hội hóa trong bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa.
Phát biểu khai mạc sự kiên, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Sỹ Hào cho biết, xã hội hóa, trong đó có xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.
Chủ trương này đã được thể chế hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách; qua đó đã đóng góp tích cực vào những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa - xã hội của đất nước thời gian qua.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước.
Đối với riêng lĩnh vực di sản văn hóa, trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ Tám này, một trong ba chính sách được tập trung sửa đổi là tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
“Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định cụ thể cơ chế, chính sách, trong đó dành riêng một điều về xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; mà còn tạo niềm tin và động lực để cả xã hội chung tay chăm lo sự nghiệp phát triển văn hóa. Qua đó, huy động được nguồn lực ngoài Nhà nước để cùng với nguồn lực Nhà nước bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Sỹ Hào nhấn mạnh.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa”.
Tại buổi tọa đàm, các khác mời đã đưa ra nhiều ý kiến, góc nhìn khác nhau nhằm làm rõ hơn vai trò của các nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; cũng như sự cần thiết của việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, xã hội hóa, trong đó có xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Chủ trương này đã được thể chế hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách; qua đó đã đóng góp tích cực vào những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa - xã hội của đất nước thời gian qua.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước.
Đối với riêng lĩnh vực di sản văn hóa, trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ Tám này, một trong ba chính sách được tập trung sửa đổi là tăng cường nội dung, cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa và thu hút, nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Điều này được đánh giá là đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 khẳng định quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, tạo thêm nguồn lực bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, tạo động lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cho biết, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định cụ thể cơ chế, chính sách, trong đó dành riêng một điều về xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
“Trong dự thảo lần này về tổng quan chúng tôi thấy các quy định của chúng ta liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước cũng như trách nhiệm của xã hội đã được quy định tương đối rõ ràng, rành mạch. Đây là vấn đề quan trọng nhất để thúc đẩy cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực di sản văn hóa trong thời gian sắp tới. Chúng tôi rất mong muốn chính quyền địa phương - nơi có các di sản sẽ phối hợp chặt chẽ và góp ý thật, đề xuất thật cụ thể những vấn đề đang còn chồng chéo, mâu thuẫn hay là chưa tháo gỡ được trong thời gian vừa qua, để chúng tôi tập hợp và hoàn thiện dự thảo”, ông Trần Đình Thành nói.
Tại tọa đàm, các đại biểu cũng nhấn mạnh, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) quy định cụ thể cơ chế, chính sách, điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; mà còn tạo niềm tin và động lực để cả xã hội chung tay chăm lo sự nghiệp phát triển văn hóa.
Qua đó, huy động được nguồn lực ngoài Nhà nước để cùng với nguồn lực Nhà nước bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như đất nước nói chung.
Nếu Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, để thi hành một cách hiệu quả, các đại biểu cho rằng, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cũng như cụ thể hóa các quy định trong dự thảo Luật này, đông thời điều chỉnh các quy định pháp luật khác có liên quan để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ.
Ngay trong điều khoản thi hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng có quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư…
Đặc biệt, phải quy định nội dung, cơ chế về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên để họ muốn làm và được làm; đồng thời có cơ chế kiểm soát, giám sát, để kịp thời phát hiện vi phạm hoặc khó khăn, vướng mắc, từ đó chấn chỉnh, khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
顶: 639踩: 9
【bxh bundes】Phát huy nguồn lực xã hội trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa
人参与 | 时间:2025-01-10 19:58:08
相关文章
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- Top 5 ô tô giá dưới 500 triệu nên mua nhất hiện nay
- Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường sữa tươi Việt Nam
- Giá gas tăng mạnh từ hôm nay
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Sau Đức, Pháp, Anh.. Trung Quốc cũng sắp cấm bán ôtô chạy xăng dầu
- Chiêm ngưỡng X7 iPerformance Concept của BMW, đối thủ tương lai của Mercedes GLS
- Chiêm ngưỡng X7 iPerformance Concept của BMW, đối thủ tương lai của Mercedes GLS
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Bán lá chanh ăn gà luộc sang Tây thu triệu đô
评论专区