Cơ duyên đưa anh Hoàng Anh Tú đến với đam mê gỗ lũa rất tình cờ. Trong một lần đi giao hàng,am mkết quả bóng đá - kqbd keonhacai anh Tú bất ngờ gặp được một người sưu tầm gỗ lũa và từ đó anh đam mê với thú chơi này.
Anh Tú say mê tạo hình tác phẩm gỗ lũa
Vốn là lái xe chở hàng, có điều kiện đi đây, đi đó nên mỗi chuyến đi, bộ sưu tập gỗ lũa của anh Tú lại “giàu có” thêm. Những sản phẩm gỗ lũa có thể được anh mua lại nhưng chủ yếu do anh tự sưu tầm, tìm thấy và mang về. Vì vậy, mỗi sản phẩm anh tìm thấy đều có một câu chuyện riêng, là những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời. Trong một lần đi chở hàng vào trong rẫy, ban đêm, đường trơn trượt không về được nên tôi nghỉ lại. Tình cờ tôi thấy cục gỗ bị vất lăn lóc ở góc vườn, giống hình trái tim quá. Tôi mới hỏi mua nhưng người ta bảo chỉ cần đưa 1 lít rượu là được” - anh Tú kể.
Tác phẩm đầu tay trong bộ sưu tập của anh Tú được anh đặt tên “Trái tim Bác Hồ”
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Tú, từ ngoài cổng vào trong nhà đâu đâu cũng thấy gốc cây, rễ cây với nhiều hình thù khác nhau. “Có điều kiện đi nhiều nơi, đủ duyên gặp một tác phẩm nào đó thì tôi mang về. Dần dần bộ sưu tập của tôi đầy lên lúc nào không hay. Nhiều khi đi mà không dám nhìn, nhìn là mê và sẽ mang về…” - anh Tú nói.
Gỗ lũa có 3 loại. Loại lũa nằm sâu trong lòng đất, lũa chìm trong bùn nước và lũa được tạo thành từ tác động trực diện của mưa gió. Mỗi loại lũa lại có một đặc điểm riêng. Vẻ đẹp của lũa không bao giờ lặp lại. Nét độc đáo nhất của gỗ lũa là trước một tác phẩm, người ta sẽ có những cảm nhận và tưởng tượng khác nhau. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp giữa bàn tay của thiên nhiên và con mắt tưởng tượng của mỗi người. Vì vậy, nghệ thuật chơi gỗ lũa còn được gọi là nghệ thuật của cái nhìn và tưởng tượng. |
Hơn 20 năm sưu tập gỗ lũa, anh Tú đã có đến hàng trăm tác phẩm khác nhau. Ngôi nhà nhỏ nhưng với anh, đó là cả không gian nghệ thuật độc đáo và đặc sắc. Mỗi lần ngắm nhìn, không gian ấy lại biến đổi thành những hình thù khác nhau khiến niềm đam mê của anh chưa bao giờ nhàm chán mà ngày càng trở nên say mê hơn. “Mỗi lần đi làm về, tôi lại ngồi ngắm nhìn những tác phẩm. Tôi thấy rất vui và mãn nguyện. Mãn nguyện là tôi tự làm, tự sưu tầm. Những gốc cây này do thiên nhiên tạo ra, hình dáng ban đầu như thế rồi. Khi mang về, tôi gìn giữ cẩn thận vì sau này, ai muốn tìm ra mấy cục gỗ như thế cũng khó” - anh Tú tâm sự.
Mỗi góc trong ngôi nhà nhỏ đều là không gian sưu tầm gỗ lũa của anh Hoàng Anh Tú
Đam mê gỗ lũa là một thú chơi đặc biệt. Lũa phụ thuộc vào hình dáng ban đầu. Đôi khi lũa không cần sự can thiệp nào bởi bản thân đã được thiên nhiên tạo tác quá hoàn hảo. Nhưng cũng có nhiều sản phẩm, người chơi phải “thổi hồn” cho lũa bằng cách thêm, bớt tùy theo ý tưởng và năng lực sáng tạo của họ. Vì vậy, đứng trước một tác phẩm, mỗi người sẽ có cách cảm nhận khác nhau. Có thể đó là vẻ đẹp hoang sơ nhưng sang trọng hoặc đơn giản nhưng tinh tế. Để có thể “giữ lửa” đam mê, anh Tú đã học cách tạo hình cho gỗ lũa. Hình dáng loại gỗ này do thiên nhiên ban tặng nhưng dựa trên sự tưởng tượng của mình, anh Tú đã chỉnh sửa để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên cơ sở tôn trọng cái có sẵn. “Mình cũng phải học cách sơn P.U như thế nào cho đẹp, cước đánh như thế nào... và chỉnh sửa ít thôi. Đa phần mình thích tác phẩm tự nhiên, chỉ cần làm sạch rồi trưng bày”.
Đam mê là vậy nhưng anh Tú không bao giờ nghĩ đến việc thương mại hóa và chưa bán bất kỳ tác phẩm nào trong bộ sưu tập của mình. Gỗ lũa với anh đơn giản chỉ là một thú chơi để thỏa mãn đam mê, làm phong phú thêm tâm hồn và trí tưởng tượng của mình, đồng thời gìn giữ những giá trị và vẻ đẹp của thời gian.