当前位置:首页 > Cúp C2

【ket qua melbourne city】Thực hiện hiệu quả các chính sách tài khoá, ổn định kinh tế vĩ mô

ngan sach

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn,ựchiệnhiệuquảcácchínhsáchtàikhoáổnđịnhkinhtếvĩmôket qua melbourne city nhưng công tác thu NSNN năm 2016 vẫn nỗ lực đạt và vượt dự toán Quốc hội giao.

PV: Xin ông một vài đánh giá về những kết quả nổi bật của nền tài chính quốc gia năm 2016?

TS. Nguyễn Viết Lợi: Năm 2016, bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn. Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 chỉ ở mức 3,1%, thấp hơn năm 2015 (3,2%). Giá dầu diễn biến khó lường, tháng 2/2016 xuống thấp đến mức 26 USD/thùng. Kinh tế Việt Nam dự báo chỉ tăng trưởng ở mức 6,3% - 6,5%, thấp hơn năm 2015 (6,68%) và thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra (6,7%).

Trong bối cảnh đó, nền tài chính quốc gia vẫn đạt được một số kết quả khả quan. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) cả năm đạt và vượt dự toán Quốc hội giao, phần lớn nhờ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị, khắc phục hậu quả lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai và xử lý sự cố về môi trường biển ở một số tỉnh miền Trung. Công tác cơ cấu lại NSNN và nợ công đã được đặc biệt quan tâm với việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững. Công tác huy động vốn năm nay cũng có nhiều thuận lợi, vượt kế hoạch đề ra với kỳ hạn vay tương đối dài và chi phí vay có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn. Tăng trưởng tín dụng và thanh khoản của hệ thống ngân hàng tương đối tốt.

Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, trong đó có thời điểm VnIndex tăng cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu đạt 63% GDP, tổng vốn huy động qua thị trường chứng khoán đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu hút gần 17 tỷ USD vốn gián tiếp nước ngoài, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đạt kết quả tích cực cùng với quá trình thực hiện tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm.

ong loi

TS. Nguyễn Viết Lợi

PV: Thưa ông, tuy đạt được các thành tựu như trên song có ý kiến cho rằng nền tài chính quốc gia còn tồn tại một số hạn chế, ông có thể cho biết cụ thể hơn những hạn chế này?

TS. Nguyễn Viết Lợi: Đúng vậy, mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng nền tài chính quốc gia vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Một là, mặc dù cơ cấu thu NSNN ngày càng bền vững hơn với tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN ngày càng tăng nhưng sự sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán thu NSNN, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hai là, trong tổng chi NSNN thì chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng thấp và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Ba là, việc đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với khu vực sự nghiệp công lập chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, dẫn đến việc cơ cấu lại các khoản chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn. Bốn là, tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trong khi đó chi phí lãi vay có xu hướng tăng so với năm trước. Năm là, hiệu quả hoạt động của các DNNN chưa được cải thiện, trong khi đó việc cổ phần hoá các DNNN vẫn còn chậm trễ ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển nguồn lực sang khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Sáu là, cơ sở hạ tầng tài chính còn tồn tại một số bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và lành mạnh của các trung gian tài chính; bên cạnh đó năng lực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro của các trung gian tài chính còn hạn chế nên dễ bị tổn thương trước những biến động và cú sốc thị trường.

PV: Xin ông cho biết các đối sách quan trọng tiên quyết cho các mục tiêu chiến lược tài chính đến năm 2020 là gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Viết Lợi:Để đạt được những mục tiêu của chiến lược tài chính đến năm 2020, trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành Tài chính sẽ ưu tiên thực hiện một số nhóm giải pháp bao gồm: Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế về quản lý thu, chi NSNN, quản lý ngân quỹ; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khu vực hành chính và sự nghiệp công; tăng cường quản lý giám sát nợ công, nợ nước ngoài quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời tiếp tục phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại các loại hình thị trường tài chính, dịch vụ tài chính; đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN.

Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tập trung vào việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về chính sách thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Rà soát, bổ sung và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và cho nông nghiệp, nông thôn.

Tiếp tục thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện lộ trình giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với các hàng hóa quan trọng, thiết yếu; sớm thực hiện đầy đủ cơ chế giá thị trường đối với dịch vụ công, điện, đất đai và tài nguyên quan trọng; đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với các đối tượng chính sách.

Phối hợp hiệu quả các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng GDP tối thiểu đạt kế hoạch đề ra; thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch đối với các thông tin liên quan đến tài chính - NSNN theo quy định.

PV: Xin cảm ơn ông!

Lê Thu - Hồng Sâm (thực hiện)

分享到: