Chợt bẵng đi mấy ngày,ệnhọconlinecủatrẻkết quả c3 châu âu không biết thằng Long có học được hay không nên tôi gọi điện hỏi thăm. Hóa ra xung quanh việc học online của tụi trẻ có rất nhiều chuyện đáng quan tâm. Kết nối được wifi nhưng vì khoảng cách từ nhà tôi tới nhà chú Kha hơi xa, sóng wifi yếu nên tín hiệu chập chờn. Thằng Long ngồi học nhưng webcam mờ, thi thoảng còn kéo vệt trên màn hình khiến đôi lúc nó không nhìn rõ mặt cô giáo. Tiếng cô giảng bài nghe cũng không được rõ, âm thanh lúc có, lúc không. Chính vì điều này nên nó cũng không mấy tập trung. Học được một lúc, Long ngồi ngáp, gãi đầu, gãi tai. Bạn của nó cũng chẳng hơn, bởi ngồi lâu mỏi lưng, nhiều đứa đứng dậy, tự do ra ngoài. Vì học ở nhà nên có đứa đang học thì bị mẹ giục trông em, tiếng mẹ gọi lẫn với tiếng cô giáo giảng. Có đứa vừa học vừa mở micro ghẹo bạn, khiến cô giáo liên tục phải nhắc nhở. Nhiều lúc vì mạng wifi yếu, tài khoản của thằng Long bị bật ra ngoài không vào lớp được, khiến nó chán bỏ ra ngoài cổng chơi. Việc học online tại nhà sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ em trước dịch Covid-19
Chuyện học online của tụi trẻ cũng làm nhiều gia đình vất vả, thậm chí cuộc sống bị xáo trộn. Vì có 2 đứa con cùng học online nên vợ chồng anh Tân phải đưa điện thoại cho các con học. Những ngày này, công ty cho công nhân nghỉ làm để phòng dịch nên anh chị đều ở nhà. Mấy ngày học liên tục bằng điện thoại nhỏ, màn hình bị trầy xước, nhìn không được rõ lắm nên mắt thằng Hạnh - con anh Tân có vẻ như bị ảnh hưởng, thi thoảng phải chớp chớp, dụi dụi. Mặt nó thường xuyên nhăn lại, không biết do thao tác trên điện thoại khó khăn hay nó không hiểu bài. Lúc sau, anh Tân xuống bếp nấu cơm, khi lên đã thấy thằng con lăn ra ngủ từ lúc nào. Chiếc điện thoại úp xuống mặt bàn vẫn nghe tiếng cô giáo giảng bài. Học online khiến bọn trẻ không tập trung được lâu. Bởi vậy, khi bố mẹ ra vườn nhổ cỏ, hái rau thì thằng Hoàng (em trai Hạnh) liền bỏ học, chuyển sang chơi game. Cả buổi sáng cho con mượn điện thoại, chị Nga còn đóng cửa lại để tạo không gian yên tĩnh cho con, nào ngờ khi mở cửa phòng thấy vậy thì nổi cáu. Xoay quanh chuyện học online của tụi trẻ ở nhà, nhiều phụ huynh chia sẻ dù khó khăn cũng phải cố gắng mua máy tính, điện thoại cũ để đỡ chi phí. Có gia đình vì không có khả năng nên cha mẹ thay nhau cho con mượn điện thoại để học bài. Thế mới biết, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó việc học của trẻ em cũng khiến nhiều phụ huynh vất vả. Chất lượng học trực tuyến dù không bằng học tập trung nhưng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì học online là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho con em mình. Do vậy, dù khó khăn đến mấy thì mọi gia đình đều nên cố gắng khắc phục, tất cả vì tương lai con em chúng ta và vì sức khỏe cộng đồng. Quang Minh
Covid-19 có thể “cầm chân” mọi người, nhưng còn rất nhiều cách giúp chúng ta có thể sống ý nghĩa, yêu thương và chia sẻ với cộng đồng. Hãy kể với BPTV chuyện ở nhà trong những ngày giãn cách của chính bạn và người thân như một sự kết nối cùng “quyết tâm đoàn kết, diệt hết covy”, tôn vinh những giá trị truyền thống, nhắc nhở mọi người ý thức sống đẹp, sống có ích... vì cộng đồng. Những câu chuyện, chia sẻ thú vị bằng các bài viết phản ánh, cảm nhận, chuyện kể, hồi ký, phóng sự ảnh, clip sẽ được chọn đăng trên Báo Bình Phước online (www.baobinhphuoc.com.vn) và sóng phát thanh FM 89,4 MHz. BPTV sẽ gửi tặng bạn món quà ý nghĩa và nhuận bút theo quy định. Email của chúng tôi là: [email protected] |
|