【số liệu thống kê về inter milan gặp sassuolo】Nhiều nước lớn phớt lờ lời kêu gọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu
Chủ tịch COP 25 Carolina Schmidt và đại điện các quốc gia tham dự cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) tại Madrid, Tây Ban Nha. (Ảnh: THX/TTXVN)
Sau gần 2 tuần nhóm họp tại Madrid của Tây Ban Nha, ngày 15-12, Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 25) đã khép lại với một tuyên bố khiêm tốn.
Tuyên bố chỉ dừng ở sự thừa nhận "nhu cầu cấp thiết" đối với những cam kết cắt giảm khí carbon mới nhằm thu hẹp khoảng cách giữa khí thải hiện tại với các mục tiêu của Hiệp định Paris nhằm kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất dưới 2 độ C.
Các cuộc đàm phán kéo dài thêm 2 ngày qua tại Madrid được xem là cuộc thử nghiệm ý chí tập thể của chính phủ các nước với lời khuyên của các nhà khoa học về việc cắt giảm khí thải nhà kính nhanh hơn để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
Tuy nhiên, việc nhiều nước lớn như Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Australia, Saudi Arabia chống lại áp lực phải tăng cường các nỗ lực chống lại hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, khiến các nước nhỏ hơn và các nhà hoạt động môi trường chỉ trích.
Bởi lẽ, các nước nhỏ mong muốn chính những nước phát thải nhiều nhất thế giới nói trên cam kết mạnh mẽ hơn về vấn đề cắt giảm khí thải.
Mặc dù đã nỗ lực hoàn tất một bộ quy tắc của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt của Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C, và nếu có thể là 1,5 độ C, các quốc gia tham dự COP 25 tại Tây Ban Nha vẫn chưa tìm được tiếng nói chung sau hai tuần thảo luận.
Điểm bất đồng mấu chốt là cách thức tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và quản lý các thị trường carbon.
Bên cạnh đó, các bên chưa ghi nhận tiến triển đáng kể trong vấn đề bồi thường và hỗ trợ các quốc gia phải hứng chịu tác động tồi tệ nhất của các hình thái thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu.
Việc các nước chưa thể hoàn thành việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại COP 25 lần này đồng nghĩa với việc mọi vấn đề còn dang dở sẽ được tiếp tục thảo luận và giải quyết tại COP 26, dự kiến diễn ra tại Glasgow, Anh vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Mahamed Adow, Giám đốc Power Shift - một tổ chức chống biến đổi khí hậu, hy vọng về sự sống của Hiệp định Paris ngày càng mong manh khi "nhịp đập của trái tim Hiệp định Paris đang yếu dần đi".
(责任编辑:La liga)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Phát động cuộc thi viết về anh hùng Lý Tự Trọng trên nền tảng số
- ·Chủ tịch nước Lương Cường đặt vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
- ·Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam
- ·Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- ·Sóng biển đánh sạt bờ kè khu vực Hải Bình
- ·Sắp phối hợp kết nối giám sát hàng hóa tại 3 cảng, kho bãi ở Hải Phòng
- ·Tăng tốc để hoàn thành nhiệm vụ
- ·Thêm một điện thoại “nồi đồng cối đá” hấp dẫn người dùng
- ·Kết quả Hà Lan 3
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Vinaconex đặt mục tiêu doanh thu 15 nghìn tỷ đồng năm 2024
- ·Bình Thuận: Bồi thường oan sai trong vụ án giết người, cướp của từ 43 năm trước
- ·Cần sớm chuẩn hóa Danh mục chuyên ngành với Danh mục hàng hóa XK, NK mới
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Sửa Luật Điện lực hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0
- ·MU bất ngờ thông báo Mason Mount vắng 2 trận tiếp theo
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng điều chỉnh trở lại
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Áp sai mã số bị phạt như thế nào?