【kèo nhà cái ngoại hạng anh hôm nay】Chốt số nước cho dân không đúng vì bị… “người yêu bỏ”

时间:2025-01-11 04:57:01 来源:Empire777

Mập mờ khi tính tiền nước cho dân

Phản ánh tới Chất lượng Việt Nam,ốtsốnướcchodânkhôngđúngvìbịngườiyêubỏkèo nhà cái ngoại hạng anh hôm nay hàng loạt hộ dân tổ 8, khu tập thể (KTT) Lâm Sản - Phú Diễn (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nhiều tháng nay, giá nước sinh hoạt mà họ phải trả cho Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Cầu Giấy thuộc Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội tăng bất thường và không rõ lý do.

Tiền nước và mức nước kê không đúng nhưng vẫn đè dân ra để thu

Tiền nước và mức nước kê không đúng nhưng vẫn đè dân ra để thu. Ảnh: L. H

Bà Đào Thị Hợi, người dân ở ngõ 1, tổ 8, KTT Lâm Sản cho biết, những hóa đơn trước đây của năm 2013, lúc nào cũng sàn sàn như nhau. Sang năm 2014, mức nước tiêu dùng tăng đột biến, có khi gấp 3 đến 5 lần mức bình thường. Đặc biệt, vào tháng 2 và tháng 3, những tháng mà các gia đình nghỉ về quê ăn tết, có dùng gì tới nước đâu mà số m3 nước được kê trong hóa đơn tăng khác thường.

Theo tìm hiểu của PV, thực tế trên hóa đơn tính tiền nước của gia đình bà Hợi tháng 1/2014 dùng 21m3 nước, tương ứng với 111.651 đồng phải trả. Tuy nhiên, đến tháng 2/2014, tháng mà cả gia đình bà Hợi về quê ăn tết, lượng nước dùng không nhiều nhưng khi số nước được chốt để thanh toán lại là 71m3 nước. Với mức nước dùng như vậy, gia đình bà Hợi sẽ phải trả 675.141 đồng, gấp 6 lần so với mức nước dùng và mức tiền phải trả trước đó.

Cũng giống gia đình bà Hợi, gia đình ông Hà Văn Toản ở cùng khu cũng chung cảnh ngộ. Ông Toản cho biết, trên hóa đơn ghi số nước chốt từ 6/1 - 6/2/2014. Số đọc của tháng trước là: 1962 và số đọc của tháng này là: 2112, nhưng khi đi thu tiền, nhân viên lại ghi chèn bút đỏ xuống dưới là: 2262 và thu tiền theo số họ ghi thêm. Như vậy, lẽ ra theo hóa đơn nhà tôi phải nộp hết 150 m3, nhưng theo số nhân viên thu tiền nước ghi thì chúng tôi phải nộp hết 300 m3”. Tương đương với mức nước nói trên là mức tiền phải nộp lên tới trên 3 triệu đồng.

Cũng theo ông Toản, tháng 2 tiền nước bị kê thêm ngoài tăng cao đột biến, không có tiền trả nên chỉ nộp đủ số tiền trong hóa đơn đã in sẵn. Sang tháng 3, nhân viên thu tiền nước truy thu thêm số tiền gia đình ông Toản còn nợ tháng trước nhưng không có giấy tờ gì xác nhận. Ngoài số tiền hơn 2 triệu theo hóa đơn phải đóng, gia đình ông Toản phải nộp thêm 150 số (không có trong hóa đơn tháng 2), số còn thiếu của tháng trước.

Theo bà Vũ Thị Tho, người dân cũng sống tại ngõ 1, tổ 8 KTT Lâm Sản, người dân đồng loạt thắc mắc với nhân viên đi thu tiền nước thì được trả lời, nếu không nộp tiền sẽ cắt nước. Với dọa nạt như vậy nên dù bị tính sai, các gia đình vẫn phải im lặng và phải nộp tiền cho “xong chuyện”.

Làm sai nhưng dân phải chịu?

Theo hàng chục hộ gia đình tại tổ 8, KTT Lâm Sản nói trên, nhiều tháng liên tiếp nhau, nhân viên chốt đồng hồ nước của Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Cầu Giấy không trực tiếp kiểm tra, ghi số và chốt số trên đồng hồ nước của các hộ gia đình. Nhiều đồng hồ nước của dân đã bị xây nhà chèn lên không có lối vào kiểm tra nước nhưng vẫn có số nước hàng tháng.

Tiền nước tăng đột biến

Ông Toản và nhiều hộ dân ở KTT Lâm Sản bức xúc vì cách ghi đồng hồ và tính tiền nước của doanh nghiệp cung cấp nước sinh hoạt. Ảnh: L. H 

Điển hình như đồng hồ nước của gia đình ông Hà Văn Toản, nhiều tháng không ai mở ra kiểm tra nên bùn đất lấp kín. Còn bà Đào Thị Hợi lại cho biết: “Tôi ở nhà suốt ngày mà có thấy bao giờ họ đi chốt đồng hồ nước đâu”.

Thực tế nói trên đã được các hộ gia đình ở tổ 8 KTT Lâm Sản thắc mắc nhưng nhiều lần nhân viên thu tiền nước giải thích không thỏa đáng. Thậm chí họ còn viện lý do, nước của Hà Nội tăng lên hơn 5000đ/khối…

Khi chưa bằng lòng với những giải thích của nhân viên công ty cấp nước, “một ngày đẹp trời” đột nhiên có người phụ nữ đứng tuổi nhận là sếp của người đi chốt đồng hồ nước sinh hoạt, đến từng nhà dân xin lỗi, đồng thời truy thu nốt số tiền mà người dân còn thiếu trước đó. Số tiền đó đa phần không được in vào hóa đơn hoặc có chỉ là viết tay thêm trên hóa đơn.

Bà Nguyễn Thị Gái, tổ 8, KTT Lâm Sản cho biết, một người phụ nữ hỏi tên chẳng nói, khoảng 40 tuổi đến nhà với lý do thay mặt “em nó” (nhân viên đi chốt đồng hồ nước) xin lỗi các gia đình.

“Người phụ nữ đó nói, do em nó bị người yêu bỏ nên không đi kiểm kê trực tiếp trên đồng hồ nước mà chỉ ngồi ở nhà áng chừng mức nước như hàng than. Sau đó gửi lên cấp trên nên những số dư của các tháng trước bị dồn lại đến tháng này tăng cao”, bà Gái thuật lại.

Với những bức xúc của hàng loạt người dân, PVđã liên hệ với Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Cầu Giấy để có lời giải thích rõ ràng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phản hồi nào từ phía Xí nghiệp này. Liên hệ qua số điện thoại in trên hóa đơn, đề là có thể liên hệ cả ngoài giờ hành chính, như một dạng “đường dây nóng” nhưng nhiều lần cũng chẳng có ai bắt máy. Điều này đặt ra nghi vấn, liệu có sự dung túng nào hoặc cố tình làm liều nào của nhân viên và đơn vị cung cấp nước để người dân phải chịu tiền nước mức cao? Khi những bức xúc của người dân chưa được làm rõ, nhân viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Cầu Giấy lại dọa: Không nộp tiền sẽ cắt nước; cho dù số tiền và số nước dùng được tính không chính xác, đây có phải là cách làm của một doanh nghiệp công ích? Sự tùy tiện in và ghi số tiền, số m3 nước trên hóa đơn thanh toán tiền nước gửi cho dân là hợp lệ theo quy định của pháp luật?

Chất lượng Việt Namsẽ tiếp tục phản ánh trong các bài tiếp theo.

Hồng Anh – Thu Huyền

推荐内容