Các đại biểu tham quan dây chuyền công nghệ tại nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ,ếptụcđặtdấuấntiêket qua bong da na uy Sơn La. TH tiếp tục đặt dấu ấn tiên phong của mình trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao vì sức khỏe cộng đồng, phát triển nông nghiệp bền vững tại Tây Nguyên và Tây Bắc.
Dự án nuôi bò sữa lớn nhất Tây Nguyên
Ngày 18/9, Tập đoàn TH đã tổ chức lễ khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao, tại xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Dự án là bước tiếp theo trong lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH true MILK trải dài khắp đất nước với các trang trại tại Nghệ An, Hà Giang, Phú Yên, Thanh Hóa và sắp tới là An Giang, Cao Bằng. Mục tiêu tới năm 2025, tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của TH đạt 400.000 con.
Tổng vốn đầu tư của Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao của TH tại Kon Tum là 2.544 tỷ đồng, tổng diện tích 441 ha với quy mô đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con; đàn bò nuôi liên kết với nông dân dự kiến 20.000 con thông qua mô hình hợp tác xã công nghệ cao; xây dựng nhà máy chế biến sữa công suất 150 tấn/ngày. Đây sẽ là trang trại bò sữa và nhà máy chế biến sữa tươi sạch có quy mô lớn số 1 của vùng Tây Nguyên.
Dự án này có thể coi là đặt nền móng cho sự phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Kon Tum - địa phương có rất nhiều thế mạnh cho ngành này nhưng chăn nuôi bò sữa của Kon Tum hiện vẫn là “trận địa” hoàn toàn bỏ trống, cho đến khi có sự xuất hiện của TH.
Đầu tư dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tại huyện Sa Thầy, Kon Tum, TH sẽ biến vùng đất nơi phên dậu đất nước thành một trong những vùng chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa điển hình của cả nước, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.
Theo kế hoạch, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum được thực hiện theo hai mô hình, gồm: mô hình chăn nuôi bò sữa khép kín, tập trung, ứng dụng công nghệ cao - tương tự dự án đã triển khai ở Nghệ An; mô hình chăn nuôi bò sữa liên kết với người dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao - tương tự mô hình mà TH đã triển khai tại Đà Lạt thông qua Dalatmilk.
Với mô hình chăn nuôi tập trung, dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Kon Tum xây dựng một cụm trang trại quy mô 10.000 con bò sữa trên diện tích 60 ha cùng vùng nguyên liệu rộng lớn 378 ha.
Cụm trang trại thiết kế và vận hành bằng công nghệ chăn nuôi bò sữa tiên tiến của Israel, quản lý đàn bằng hệ thống vi tính 100% và dàn máy móc tự động, hiện đại hàng đầu thế giới.
Với mô hình chăn nuôi liên kết với người nông dân thông qua hợp tác xã công nghệ cao, dự án đặt mục tiêu phát triển đàn bò sữa theo mô hình này lên 20.000 con, quy mô 5 - 10 con bò sữa/hộ. Dự kiến sẽ có khoảng 2.000 - 4.000 hộ nông dân của huyện Sa Thầy và các vùng lân cận của tỉnh Kon Tum có thể tham gia dự án, nhận chuyển giao công nghệ, tiếp cận cơ hội cải thiện thu nhập và làm giàu cho gia đình.
Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Kon Tum cũng sẽ đi theo hướng kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn. Đây là mô hình kinh tế đã được triển khai bài bản tại TH, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” của TH trong 10 năm qua. TH cũng có các chính sách bảo vệ tài nguyên đất, nước, sáng tạo các giải pháp về năng lượng, tuân thủ quy chuẩn cao nhất về nguồn nước và xử lý chất thải. Đây chính là mô hình kinh tế mà thế giới đang chuyển mình theo vì sự phát triển bền vững. | Dây chuyền sơ chế hoa quả cô đặc tại nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ |
Mở lối đi cho nông sản và thảo dược Tây Bắc
Cùng với Tây Nguyên, Tập đoàn TH tiếp tục đem công nghệ sản xuất nông nghiệp thời kỳ 4.0 với quy mô lớn đến với Tây Bắc, bắt đầu từ Sơn La với việc khánh thành Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ vào sáng 20/9/2020.
Khai mở lối đi riêng này, bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH khẳng định, bà và TH xây dựng nhà máy này xuất phát từ chính những bức bách của thị trường - đó là an toàn thực phẩm, an ninh dinh dưỡng.
Nhà máy được coi là “cú hích” với kinh tế Sơn La, là điểm nhấn quan trọng trong hành trình Tập đoàn TH đưa nông dân đi theo chuỗi sản xuất khép kín, bắt đầu từ khâu nguyên liệu, cùng nông dân làm kinh tế dưới tán rừng, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tri thức, phát huy nguồn gen quý của các cây bản địa để sản xuất các sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, vì sức khỏe cộng đồng, phát triển nông nghiệp bền vững tại Sơn La và vùng Tây Bắc.
Được khởi công từ tháng 1/2018, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ đi vào sản xuất giai đoạn 1 (2020 - 2025) với công suất chế biến 300 tấn rau, hoa quả, thảo dược; mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, giải quyết được 15.000 hecta vùng nguyên liệu. Giai đoạn 2 (sau năm 2025), toàn Dự án tăng mức đầu tư lên 3.500 tỷ đồng, giải quyết hơn 35.000 hecta nguyên liệu. Trước mắt nhà máy tập trung vào chế biến các loại quả như: Nhãn, ổi, xoài, cam, chanh leo, táo mèo... và sản xuất các loại nước ép rau củ quả hoàn toàn tự nhiên, an toàn. | Dây chuyền chế biến hoa quả cô đặc tại nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ. |
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sử dụng công nghệ trích ly hoàn toàn tự động và công nghệ chế biến áp suất cao HPP. Các sản phẩm sẽ được chế biến bằng áp suất cao trong thời gian ngắn thích hợp mà không dùng nhiệt, giúp lưu giữ được nhiều nhất màu sắc, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của rau, củ, trái cây tươi mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam chế biến sản phẩm cam, nhãn cô đặc, trên dây chuyền hiện đại hàng đầu thế giới. Nhà máy được lắp đặt bởi Tổng thầu Rieckermann của Đức và sử dụng thiết bị do Công ty Bertuzzi của Italia sản xuất. Dây chuyền của Bertuzzi là dây chuyền thế hệ mới nhất, chế biến trái cây với tính đồng bộ và tự động hóa cao từ khâu rửa quả tự động, tách vỏ, trích ly đến cô đặc và đóng gói. Trí Dũng |