【lyon vs lille】Nơi lan toả giá trị y đức

Báo Cà Mau(CMO) May mắn từng có thời gian cùng đội ngũ y, bác sĩ của Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau (Trung tâm) “lăn lộn” khắp nẻo để thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng, nên chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với những người thầy thuốc đặc biệt này.

Nhớ có lần, Bác sĩ Chuyên khoa II, Thầy thuốc Ưu tú, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Ngô Thanh Tân dẫn anh em về thăm một bệnh nhân phong đã khỏi bệnh. Chủ nhà hiếu khách, đãi món rắn nướng trui, đôi bày tay co quắp vì di chứng phong tỉ mỉ ngắt từng khúc rắn cho khách. Thấy tôi hơi hoang mang, anh Tân cầm lên ăn ngon lành rồi nói: “Bác sĩ của Trung tâm phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bệnh nhân. Những căn bệnh này không chỉ điều trị bằng thuốc, bằng phác đồ, mà còn phải bằng tình cảm, sự tin yêu…”.

Sáng ngời y đức người thầy thuốc

Trong câu chuyện về những nẻo đường của nghề thầy thuốc, Bác sĩ Tân vẫn nhớ như in những đồng nghiệp đã tận tuỵ cống hiến cho nghề y. Theo anh Tân, đội ngũ y, bác sĩ của Trung tâm được đào tạo ở những chuyên ngành chuyên biệt, khi công tác thì đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn hơn so với môi trường khác. Những căn bệnh mà trước đây định kiến xã hội vô cùng nặng nề như phong, lao, tâm thần… đều là đối tượng chăm sóc chính của Trung tâm. Một thực tế là hầu như ít, y, bác sĩ lựa chọn theo những chuyên khoa hẹp ở lĩnh vực này. Và ai đã lựa chọn, thường sẽ theo đuổi đến cùng.

Bởi vậy, khi gọi tên bác sĩ nơi đây, người ta thường kèm theo một đặc trưng dễ nhận biết. Nói vui như anh Tân thì “hỏi "Tân cùi" ai cũng biết!”. Nhớ về một thời gian khó trong công tác phòng, chống các căn bệnh xã hội, anh Tân nhắc chuyện Bác sĩ Trần Quang Khoá, cũng có biệt danh “Khoá cùi”, chạy xuồng đi cùng đồng nghiệp đến thăm khám bệnh nhân. Xuồng đang chạy thì một con trâu “cầm hầm” đột ngột từ dưới nước trồi lên. Xuồng lật, thế là người nào người nấy ướt ngoi ngóp. Dựng xuồng lên, lượm lặt đồ nghề rồi lại đi tiếp luôn xuống nhà người bệnh. Sau này có nhiều dịp tâm tình với Bác sĩ Khoá, mới biết anh em công tác lĩnh vực này nếu không vì đam mê, không có ý chí, đặc biệt là sự cảm thông, chia sẻ với người bệnh thì rất khó trụ lại.

Từ dự án chăm sóc mắt với sự hỗ trợ của Tổ chức ECF Hà Lan, Trung tâm đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về trang thiết bị kỹ thuật, đội ngũ nhân lực để phục vụ bệnh nhân trong tỉnh với các bệnh lý liên quan đến mắt.

Có lần cùng Y sĩ Trần Mộng Long thăm gia đình người bệnh phong đã chữa trị khỏi. Quả thật tình cảm của bà con với người thầy thuốc vô cùng nồng đượm. Anh Long có dặn trước, vô nhà bà con, người ta mời nước uống, đồ ăn thì hết sức tự nhiên, nếu có chút gì đó ngần ngại là người ta buồn dữ lắm. Với bệnh phong, căn bệnh mà Cà Mau đã loại trừ thành công ở quy mô cấp tỉnh vào năm 2012, hiện nay đội ngũ y, bác sĩ Trung tâm tiếp tục phấn đấu mục tiêu loại trừ cấp huyện, dự kiến hết năm 2020 sẽ có 5 huyện về đích. Điều đáng trân trọng nhất là, sau khi điều trị khỏi bệnh cho bà con, y, bác sĩ của Trung tâm vẫn tiếp tục quan tâm, theo dõi, sẵn sàng hỗ trợ người bệnh trong việc hoà nhập cộng đồng, phát triển kinh tế.

Không chỉ giúp bệnh nhân thoát khỏi bệnh lý, y, bác sĩ của Trung tâm còn là chỗ dựa tin cậy thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Và với các bệnh xã hội, những tổn thương về tâm lý, thành kiến của xã hội đôi khi còn để lại hậu quả nặng nề hơn những di chứng bệnh tật. Y, bác sĩ của Trung tâm được người bệnh nhớ tên, nhớ mặt, mang nặng ân tình, nó khác với hầu hết những câu chuyện về thầy thuốc - bệnh nhân như nhiều người từng biết, từng mường tượng. Niềm vui của đội ngũ y, bác sĩ nơi đây là sức khoẻ của người bệnh, và đôi khi là con cá, mớ rau, cái siết tay, nụ cười tin cậy.

Vì sức khoẻ cộng đồng

Trong năm 2019, Dự án hợp tác Chăm sóc Mắt của Tổ chức ECF Hà Lan chính là điểm nhấn nổi bật nhất trong các hoạt động của Trung tâm. Mục tiên của Dự án “Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi ở đồng bằng Sông Cửu Long” đã tranh thủ nguồn kinh phí từ dự án để trang bị các máy móc và thiết bị, cấp kính đeo mắt điều chỉnh tật khúc xạ cho học sinh, kính lão cho người già nghèo. Cà Mau và Cần Thơ là 2 địa phương được lựa chọn triển khai. Kết quả mang lại hết sức tích cực. Bác sĩ Tân cho biết: “Dự án đã triển khai khám và cấp miễn phí 89 đôi kính lão cho người lớn tuổi nghèo và trợ giá 1.410 đôi kính lão cho người lớn tuổi tại huyện Phú Tân, U Minh, Cái Nước và TP Cà Mau”. Riêng hoạt động xây dựng đơn vị khúc xạ tập trung vào việc cung cấp trang thiết bị, máy móc và đào tạo nhân lực cho các Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời, Đầm Dơi và Năm Căn để triển khai hoạt động khám khúc xạ, mài cắt kính tại đơn vị.

Khám, mổ đục thuỷ tinh thể mắt cho bệnh nhân tại Trung tâm.

Không chỉ vậy, dự án còn phối hợp với Tổ chức ECF Hà Lan mở lớp tập huấn về cách sử dụng và chuẩn bị cài đặt phần mềm quản lý tiệm kính. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án “Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi ở đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2016-2019. Đây là nguồn để đào tạo kỹ thuật viên khúc xạ cho các Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời, Đầm Dơi và Năm Căn, mỗi đơn vị 1 người, nguồn kinh phí từ dự án của Tổ chức ECF.

Bác sĩ Nguyễn Chí Tân, Trưởng khoa Mắt của Trung tâm, thông tin: “Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, sự chỉ đạo sâu sát của Bệnh viện Mắt Trung ương và Sở Y tế tỉnh Cà Mau, đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của Tổ chức ECF, các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể, từ đó, tuyến tỉnh đã triển khai kỹ thuật cao phẫu thuật đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp Phaco”. Hiện tại, tuyến tỉnh đã có đủ nhân lực phẫu thuật và đủ khả năng đào tạo tuyến huyện mổ đục thuỷ tinh thể ngoài bao đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Mạng lưới chăm sóc mắt ban đầu tuyến huyện, xã và ấp liên tục được tập huấn mới tập huấn nâng cao về chăm sóc mắt ban đầu. Tổng kinh phí thực hiện dự án khoảng 244 ngàn USD.

Hành trình giữ gìn ánh sáng cho đôi mắt của bà con tỉnh nhà không phải không có thách thức. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu tập trung vùng nông thôn, bệnh nhân nghèo sống ở vùng nông thôn sâu ít có điều kiện tiếp cận thông tin và di chuyển đến nơi phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân đục thuỷ tinh thể đều ở người lớn tuổi, đa số bệnh nhân còn trông chờ vào các đợt mổ mắt miễn phí tại huyện. Nguồn kinh phí tài trợ cho mổ mắt miễn phí ngày càng hạn hẹp, trong khi việc bảo hiểm y tế chi trả cho những bệnh nhân phẫu thuật đục thuỷ tinh thể tại huyện vẫn còn một số trở ngại nhất định. Nguồn nhân lực chuyên khoa mắt chỉ tập trung tại 2 địa điểm là Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội và Bệnh viện tỉnh Cà Mau. Trang thiết bị chăm sóc mắt thiết yếu vẫn còn thiếu, nhất là tuyến cơ sở

Trung tâm đang tích cực xây dựng và bắt tay vào triển khai các dự án lớn của sức khoẻ cộng đồng liên quan đến các vấn đề kháng kháng sinh, hen phế quản và lao tiềm ẩn. Đây là đơn vị đi đầu để chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ở những lĩnh vực đặc thù, có sức lan toả và ảnh hưởng rộng lớn. Riêng về chương trình phòng, chống mù loà, Trung tâm đang đặt mục tiêu chăm sóc sức khoẻ mắt cho môi trường học đường, đối tượng người cao tuổi, những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn vùng nông thôn. Tất cả các dự án, chương trình có sự phối kết hợp với các đơn vị tài trợ đều hoàn toàn miễn phí, phục vụ an sinh xã hội./.

Phạm Quốc Rin

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
下一篇:Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ