【thứ hạng của rennes】Lùm xùm vụ đăng ký bản quyền giống thanh long: Làm gì đảm bảo lợi ích hài hòa các bên?
Thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng |
Nông dân chặt bỏ thanh long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì? |
Thanh long và mỳ tôm vẫn bị kiểm soát khi xuất khẩu sang châu Âu |
Thanh long ruột đỏ đi Nhật bị dừng đơn hàng đột ngột
Vừa qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đi Nhật Bản ở Long An cho biết, đơn hàng của họ bị dừng lại đột ngột vì không đáp ứng đủ điều kiện về mã vùng trồng. Nguyên nhân do trước đây, việc cấp mã số vùng trồng không có yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Tuy nhiên, gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống nhưng đa số các vùng trồng thanh long của bà con không đáp ứng yêu này.
Đa số bà con nông dân ở Long An đều canh tác giống thanh long ruột đỏ LD1. Để có mã số vùng trồng, bà con phải có chứng nhận bảo hộ giống cây trồng. Giống này Viện Cây ăn quả miền Nam đã bán bằng bảo hộ giống cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit với thời gian 20 năm. Người dân, doanh nghiệp khác muốn được cấp giấy chứng nhận bảo hộ giống phải thông qua công ty này. Điều đáng nói, trước đó, Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đã bán giống thanh long ruột đỏ cho bà con trồng đại trà.
Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu thanh long Việt Nam từ năm 2009. Nhật Bản hiện chỉ công nhận duy nhất một giống thanh long LD1 của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, sẽ chỉ có loại thanh long này được phép vào Nhật, với điều kiện có chứng nhận bảo hộ giống. |
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện không chỉ Nhật Bản mà một số nước nhập khẩu nông sản cũng có yêu cầu chứng nhận nguồn gốc giống. Việc đăng ký bản quyền giống thanh long nói riêng và các giống cây trồng khác là rất cần thiết nhằm tránh việc "xài chùa". Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên.
Để giải quyết câu chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 đang nóng lên trong những ngày gần đây, Cục Trồng trọt vừa tổ chức họp bàn về vấn đề này nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các hộ nông dân đã tự phát triển giống thanh long ruột đỏ LĐ1 trước thời điểm giống này được Viện Cây ăn quả Miền Nam chuyển giao bản quyền cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long sang Nhật Bản |
Thu phí bản quyền thị trường Nhật - Hàn, còn lại miễn phí 5 năm
Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cho biết, để chia sẻ quyền lợi liên quan đến giống LĐ1, công ty sẽ cùng chia sẻ bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 với nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp khác.
Cụ thể, đối với thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, những nông dân đang trồng giống LĐ1 do Viện Cây ăn quả Miền Nam cung cấp trước đây để trồng thử nghiệm, công ty sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu với sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản, với giá cao hơn thị trường 20-30%. Với những hợp tác xã có sử dụng giống từ nguồn như trên và đang có nhu cầu mở rộng sản xuất để xuất khẩu sang Nhật Bản, công ty sẵn sàng tham gia hướng dẫn theo tiêu chuẩn Nhật Bản và bao tiêu sản phẩm.
Với các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ LĐ1 sang Nhật Bản, Hoàng Phát Fruit chia sẻ bản quyền bằng cách chấp nhận do doanh nghiệp đó được xuất khẩu giống LĐ1 nhưng phải đóng phí bản quyền cho công ty từ 10.000 đồng-30.000 đồng/tấn (tùy theo mức sản lượng xuất khẩu mà doanh nghiệp đạt được). Đặc biệt, khi tiêu thụ trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp khác được Hoàng Phát Fruit miễn phí bản quyền trong 5 năm (bắt đầu từ năm 2023).
“Với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu giống thanh long ruột đỏ LĐ1, Hoàng Phát Fruit sẵn sàng hợp tác cùng doanh nghiệp đó ký hợp đồng bao tiêu với nông dân với giá từ 40.000 đồng/kg trở lên”- bà Thoa chia sẻ.
Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã, nông dân và doanh nghiệp cho rằng Viện Cây ăn quả miền Nam cần có sự minh bạch trong mua bán bản quyền giống vì giống LĐ1 trước khi bán bản quyền cho Hoàng Phát Fruit đã được một số nông dân mua trồng từ 2007. Nhiều ý kiến cũng cho rằng cần có những quy định rõ ràng trong việc xác nhận thương hiệu, chất lượng, hàng rào kỹ thuật.
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt đề nghị Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit có văn bản cam kết những nội dung đã thông báo, gửi đến Cục Trồng trọt, lãnh đạo các địa phương. Các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục làm việc với Công ty Hoàng Phát. Cục Trồng trọt đứng ra làm trung gian hòa giải.
Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long sang Nhật Bản, tức chiếm khoảng 80% thị phần thanh long bán tại Nhật. |
(责任编辑:Cúp C2)
- Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- Cách phòng tránh bị làm khó khi đòi bồi thường bảo hiểm ô tô
- Vụ ô tô nát bét sau một đêm đỗ cửa: Tạm giữ xe đầu kéo
- Những phụ tùng ô tô cần thay thế theo định kỳ để đảm bảo lái xe an toàn Gia
- Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- Lắp đèn chói sáng vô tội vạ, tài xế Việt lách cửa đăng kiểm
- TP Hồ Chí Minh: Trao hơn 2.800 suất học bổng CEP năm học 2024
- Honda Accord 2016: xe mới giá không đổi
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Cách mua sách giáo khoa trực tuyến hoặc trực tiếp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt
- Loạt xe Hyundai SantaFe đeo biển siêu 'khủng'
- Nhiều bất ngờ tại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- VinFast khánh thành nhà máy ôtô trước dự kiến 3 tháng
- Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- Sắp có hội chợ xe ô tô ngoài trời ở TP.HCM
- Trước khi tăng thuế trước bạ, xe bán tải không 'hot' như mong đợi?
- Đoàn xe hộ tống của ông Donald Trump gặp tai nạn
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Một khách hàng ở châu Phi bỏ 81 tỷ đồng mua SUV Trung Quốc