Với sáng kiến “Nghiên cứu sản xuất rượu sâm mướp đắng (rượu khổ qua) tỉnh Hậu Giang”,ăngthmthunhậptừtrikhổtỷ số bremen Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ngô Minh Long đã giúp cho trái khổ qua bình thường trở nên khác biệt. Sản phẩm này không chỉ mang tính đặc trưng riêng mà còn đưa hình ảnh của nông sản Hậu Giang thêm đặc biệt trong mắt nhiều doanh nhân tỉnh bạn. | | Trái khổ qua được đưa vào chai giúp hạn chế được sự tấn công của ruồi đục trái, thuốc bảo vệ thực vật. | Rượu sâm mướp đắng (khổ qua) được trưng bày đẹp mắt tại các hội chợ triển lãm, thu hút sự quan tâm của mọi người. |
Sáng kiến này được ông Ngô Minh Long nghĩ ra khi còn công tác tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh với mong muốn từng bước xây dựng thương hiệu cho đơn vị. Ông Long cho biết: “Thông qua nhãn dán trên chai rượu, chúng tôi dán logo của Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang tại vị trí miệng chai. Chai rượu này đặc biệt ở chỗ là chứa được trái khổ qua sinh trưởng tự nhiên trong chai và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Trái khổ qua có màu sắc đẹp, tròn đều nên nhờ đó thu hút được sự quan tâm, tò mò của nhiều người”. Theo ông Long, trái khổ qua có tính mát, giải độc nên là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều năm nay, các thông tin cho rằng canh tác khổ qua phun thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng cao nên muốn giúp nông dân hạn chế phun xịt thuốc lên trái, giảm ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, với mô hình mới này, người nông dân có thể kiếm thêm thu nhập phụ nhờ làm rượu khổ qua. Thực hiện mô hình, ông Long và cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn cách để nông dân tập tành những bước đầu cơ bản. Vì vậy mà sau hơn 3 năm triển khai, nhiều hộ dân ở huyện Châu Thành, Châu Thành A có thể tự làm được. Bởi cách thực hiện cũng khá đơn giản như: Khi trái khổ qua vừa rụng nhụy thì tiến hành buộc dây, treo chai nhựa (loại chai nước suối 500ml) để bảo vệ trái non nhằm tránh nước, côn trùng chích hút gây thối. Ngoài ra, bao trái bằng chai nhựa sẽ giúp trái không bị ảnh hưởng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi nông dân phun xịt. Đến khi trái khổ qua đủ độ tuổi thu hoạch thì cắt cuống, cho rượu đã tách aldehyde vào ngâm để dùng dần. Rượu đưa vào ngâm trái phải có độ cồn vừa phải, không vượt quá 35 độ vì sẽ làm chín trái, không đẹp mắt. Sau ngâm 20 ngày là có thể dùng được. Được biết, PGS.TS Hà Thanh Toàn, Trường Đại học Cần Thơ cũng rất thích thú với mô hình này. Khi được ông Long giới thiệu, ông Toàn cũng có mang về giới thiệu và đặt hàng vài sản phẩm để dùng thử và tặng cho người thân. Đặc biệt, những người nông dân trực tiếp trồng khổ qua trong tỉnh cũng rất tâm đắc. Ông Lê Văn Năm, ở ấp So Đũa Lớn A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có 2 công đất trồng khổ qua nhiều năm nay cũng để dành 500m2 làm thử khổ qua trong chai nhựa và khá hiệu quả. Ông Năm cho biết: “Mấy lần đi tập huấn thấy Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho coi trái khổ qua ngâm rượu thấy hay lắm. Bởi chỉ với một thao tác thay đổi nhỏ đã làm cho trái khổ qua khác biệt, gia tăng giá trị. Tôi cũng hỏi cách làm và thử nghiệm cũng khá dễ dàng. Trồng như mô hình này giảm hẳn lượng thuốc trừ sâu nên chi phí đầu tư ít lại. Nhiều hộ xung quanh thấy lạ cũng đến đặt hàng vài chai rượu về dùng thử. Mỗi chai tôi bán 100.000 đồng cũng thu về kha khá”. Tuy nhiên, cách làm này chỉ được vào mùa nắng nên dự kiến qua Tết Nguyên đán 2018 ông Năm mới tiến hành ngâm thêm vài chục chai rượu nữa”. Có thể nhận thấy, đây là bước đầu để thử nghiệm thêm và tạo kích thích sáng tạo cho người dân tự làm ra sản phẩm an toàn cho mình và người tiêu dùng. Đây sẽ là cơ sở bước đầu cho những nghiên cứu về sau. Thông qua mô hình này, nông dân đã nâng cao kỹ thuật sản xuất và tạo ra sản phẩm đặc trưng, nâng cao giá trị sản phẩm của tỉnh nhà và có thể dùng để chiêu đãi khách trong và ngoài tỉnh đến làm việc, vừa an toàn, vừa tiết kiệm. Vì những hữu ích trên nên sáng kiến của ông Long đã được tỉnh công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2016. Ông Long tiết lộ: “Hiện nay, tôi nghiên cứu thêm những giống khổ qua ở nước ngoài có vị đắng để phát huy vị thuốc của trái khổ qua để tận dụng tính mát, lợi tiểu của nó. Tuy nhiên, để thương mại hóa sản phẩm này còn khá dài và khó khăn nên tôi dự kiến sẽ cải tiến thay chai thủy tinh cho chai nhựa. Dự tính, chi phí ban đầu cho một chai rượu khoảng 30.000 đồng/chai nhựa và 50.000 đồng/chai thủy tinh. Vì vậy, cần tìm nguồn tài trợ cũng như xã hội hóa từ người dân, doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Từ đây, sẽ mang lại một sản phẩm mới mang tính đặc trưng hoàn chỉnh của Hậu Giang vừa ngon, vừa bổ rẻ”. Thực hiện mô hình, hàng năm, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn thực hành qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo cho trên 10.000 lượt nông dân. Từ năm 2014 đến nay sản xuất thử nghiệm trên 400 chai rượu khổ qua. Từ năm 2016, mô hình được triển khai cho toàn hệ thống Trung tâm Khuyến nông và thử nghiệm ở huyện Châu Thành và Châu Thành A. |
Bài, ảnh: TRÚC ANH |