70% doanh nghiệp chủ động hối lộ Thống kê của Thanh tra Chính phủ cho thấy,ụánthamnhũngliênquanđếndoanhnghiệkqbd châu âu trong số các vụ án tham nhũng có tới 50% vụ án có liên quan đến DN, điển hình như các vụ án tham nhũng xảy ra tại Vinalines, Vinashin… Bên cạnh đó, có những vụ án tham nhũng không xảy ra tại DN, nhưng có liên quan đến DN. Một kết quả thăm dò dư luận mới đây của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới tiến hành, khi được hỏi nếu DN gặp những khó khăn, vướng mắc từ phía các cơ quan nhà nước thì làm gì? Kết quả cho thấy, 51% cho rằng sẽ dùng những mối quan hệ tác động đến các quan chức để giải quyết việc của mình. 59% chọn phương án đưa luôn tiền, quà cho người đang xử lý công việc. Chỉ có 13% cho rằng sẽ phản ánh đến cơ quan chức năng và 6% cho biết sẽ đưa sự việc đó lên báo chí. “Việc sử dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có quyền lực, thông qua đó thực hiện công việc của mình. Đi kèm với đó là chi phí, thì đó là hành vi tham nhũng”, ông Hùng cho hay. Cũng theo kết quả khảo sát, khi được hỏi ai là người chủ động? Có phải do cán bộ nhà nước vòi vĩnh, hạch sách hay không? Điều đáng bất ngờ là 70% DN cho rằng họ chủ động đưa hối lộ để được việc, 30% còn lại cho rằng họ nhận được gợi ý từ phía người có thẩm quyền. Tại sao DN lại chủ động đưa hối lộ? Câu trả lời: đó là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và rẻ nhất để mang lại lợi ích cho DN. Chống tham nhũng từ doanh nghiệp Theo luật sư Danforth Newcomb đến từ Mỹ, việc chống tham nhũng không chỉ là công việc đối với cơ quan công quyền, mà còn là công việc của bản thân các DN. Nếu việc chống tham nhũng chỉ thuộc về cơ quan công quyền thì không thể có đủ cảnh sát để xử lý tham nhũng ở khắp mọi nơi. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ là phải ngăn chặn tham nhũng từ nhỏ đến lớn. Khi các DN công khai các khoản hối lộ thì sẽ là công cụ hữu hiệu giúp phòng, chống tham nhũng. “Luật phòng, chống tham nhũng của chúng tôi nhấn mạnh trách nhiệm rất quan trọng của DN trong việc phòng, chống tham nhũng. Nếu DN tuân thủ luật đó thì kết quả mang lại rất rõ ràng…”, luật sư Newcomb nói. Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì Sự phát triển bền vững (VCCI) cho rằng, công cuộc chống tham nhũng là của từng người, của từng nhà, từng công ty và từng tổ chức, chứ không phải riêng Chính phủ. Sở dĩ công cuộc chống tham nhũng không nằm ngoài DN là vì DN muốn cạnh tranh được thì cần phải minh bạch thông tin về tài chính, về trách nhiệm xã hội, về ý thức bảo vệ môi trường… Đồng tình với quan điểm trên, ông Ngô Mạnh Hùng cũng cho rằng, cần phải khắc phục tư tưởng của đông đảo người lao động trong DN cho rằng việc phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của lãnh đạo DN hay của cơ quan Chính phủ. Nếu bản thân các cá nhân nhìn thấy biểu hiện tham nhũng mà không có ý kiến, để mặc cho hành vi đó thì rất khó ngăn chặn được tham nhũng. Tuy nhiên, ông Hùng cũng thừa nhận rằng, cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng hiện nay chưa tốt, khiến cho người lao động trong DN ngại đấu tranh khi thấy biểu hiện tham nhũng, tiêu cực./. Nhật Minh |