【kèo anh hôm nay】Doanh nghiệp lao đao, ngân hàng lãi cao
Có thể giảm 40% lợi nhuận: Ngân hàng vẫn đồng thuận giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp | |
Ngân hàng và doanh nghiệp “kể khổ” chuyện nợ nần | |
Hợp tác,ệplaođaongânhànglãkèo anh hôm nay phát triển với hệ sinh thái ngân hàng - doanh nghiệp |
Các ngân hàng vẫn đẩy mạnh nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng vượt khó khăn của đại dịch. Ảnh: BIDV |
Doanh nghiệp tiếp tục khó khăn
Báo cáo Đánh giá tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đến hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam và một số khuyến nghị do TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV thực hiện cho biết, sản xuất công nghiệp tuy vẫn giữ được đà tăng nhưng đã chậm lại do ảnh hưởng của dịch tại các trung tâm sản xuất công nghiệp lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2021 tăng 6,8% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức tăng 24,1% của tháng 4 và 11,6% của tháng 5. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã giảm mạnh từ 53,1 điểm của tháng 5 xuống còn 44,1 điểm trong tháng 6. Theo đó, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng với nhiều ngành sản xuất đang hiện hữu.
Cùng với đó, những lĩnh vực dịch vụ khác như du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải - kho bãi, y tế, giáo dục - đào tạo… tiếp tục chịu tác động trực tiếp, tiêu cực nhất khi hầu hết các hoạt động du lịch dừng lại; vận tải – kho bãi chậm tiến độ, chi phí tăng; y tế căng mình chống dịch trong khi dịch vụ y tế khác bị hạn chế… Vì thế, hoạt động doanh nghiệp tiếp tục khó khăn. Lũy kế 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và hoàn tất giải thể lần lượt tăng 22,1% và 33,8% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tăng mạnh thuộc các lĩnh vực du lịch, dịch vụ việc làm, lưu trú – ăn uống, kinh doanh bất động sản, y tế và giáo dục – đào tạo.
Trong khi đó, nhìn vào lợi nhuận mà một số ngân hàng công bố cho thấy sự đối ngược, khi nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, Vietcombank ước lãi trước thuế hơn 14.500 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành hơn 56% kế hoạch năm. VietinBank cũng có lợi nhuận ước tăng 75% so với cùng kỳ, lên 13.000 tỷ đồng.
Trong khối ngân hàng thương mại, MSB cho biết, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế dự tính đạt 2.800 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 85% kế hoạch năm. TPBank cũng ước lợi nhuận trước thuế đạt 3.007 tỷ đồng, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước, bằng 54% kế hoạch năm. SeABank báo lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 1.557 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2020, gần bằng mức lợi nhuận cả năm 2020 và hoàn thành 65% kế hoạch năm 2021. MB cũng báo lợi nhuận của ngân hàng mẹ MB và các công ty con đạt gần 8.000 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, riêng lợi nhuận ngân hàng mẹ đạt 7.038 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. ACB cũng tiết lộ lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6.400 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước…
Theo báo cáo chiến lược tháng 6/2021 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ngành ngân hàng sẽ chứng kiến một chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm nay, với mức tăng dự báo là 27%, bất chấp dịch bệnh. Còn theo báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý 2/2021 của 33 doanh nghiệp niêm yết trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research, 6 doanh nghiệp dự kiến có lợi nhuận sụt giảm và đều là những doanh nghiệp ngoài ngành ngân hàng; 27 doanh nghiệp thì có đến 11 doanh nghiệp là ngân hàng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng dương.
Lãi vay quá sức
Rõ ràng, tình hình nêu trên đã một lần nữa lại khiến giới kinh tế lật lại vấn đề về câu chuyện lãi suất cho vay. Hiện sang tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục có sự biến động nhẹ và trái chiều giữa các ngân hàng và một số kỳ hạn, tuy nhiên đa phần đều theo chiều hướng giảm giúp mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, lãi suất cho vay giảm chưa tương xứng. Chẳng hạn, với cho vay dài hạn, lãi suất ưu đãi năm đầu từ 8-8,7%/năm, các năm sau bị cộng thêm biên độ từ 4-4,3%/năm nên có thể lên tới 11,5-12,5%/năm.
Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, lãi suất cho vay chưa bao giờ thấp như hiện nay, song vẫn cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp trong bối cảnh thanh khoản đứt đoạn, không có nguồn thu và không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, dịch vụ còn cho rằng, mức giảm lãi suất 1-2%/năm chưa “thấm vào đâu” so với thiệt hại do đại dịch.
Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phải lên tiếng vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay ngay trong tháng 7. Ngoài ra, mới đây, một số ngân hàng đã được NHNN chấp thuận nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, trong đó có ngân hàng được nới thêm 6%, lên 17,4% cho năm 2021. NHNN cho rằng, việc điều chỉnh này nhằm góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế trước tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, ưu tiên đối với tổ chức tín dụng thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.
Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng cũng cần cái nhìn khách quan hơn bởi Covid-19 tác động đến toàn nền kinh tế. Báo cáo của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù các ngân hàng báo lãi cao, nhưng nợ xấu đang gia tăng, dự báo tăng khoảng 8-10% so với cuối năm 2020. Hơn nữa, kết quả kinh doanh cuối năm sẽ khác bởi các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro với lộ trình 3 năm (2021-2023) cho các khoản nợ được cơ cấu lại theo Thông tư 03 của NHNN (hiệu lực từ 17/5/2021).