【nhận định as monaco】Cơ hội và thách thức xử lý rác thải nhựa
Xung quanh vấn đề xử lý rác thải nhựa, phóng viên báo Hải quan có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Ngọc Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng về vấn đề này.
Thưa bà, hiện Việt Nam có cơ hội cũng như thách thức nào để xử lý rác thải từ nhựa?
Vấn đề xử lý rác thải từ nhựa không nằm ngoài câu chuyện xử lý rác thải sinh hoạt nói chung, cũng như rác thải công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải đang khó khăn bởi sự phát triển đô thị và phát triển kinh tế thì lượng rác càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, hiện phương pháp xử lý rác vẫn dựa vào chôn lấp, tức là phụ thuộc và đất đai và công nghệ công đơn giản. Việc chôn lấp rác dẫn đến nhiều hệ quả về môi trường, kinh tế, xã hội, chính trị.
Thách thức lớn nhất của chúng ta vẫn chỉ nhìn rác là thứ thải bỏ mà không coi đó là một tài nguyên. Do vậy, Nhà nước phải trợ giá cho công tác thu gom, vận chuyển rác ra bãi chôn lấp nhưng không giải quyết được các vấn đề về rác.
Tuy nhiên, Nhà nước không thể trợ giá cho công tác thu gom rác mãi được vì lượng rác mỗi năm tăng 10% so với năm trước, do đó số lượng rác sẽ tăng vô hạn Nhà nước cũng không thể trợ giá vô hạn. Việc trợ giá của Nhà nước trong công tác thu gom rác cũng phá vỡ quy tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo tôi, trước hết phải giải quyết được vấn đề tài chính, ai trả tiền cho việc gây ô nhiễm từ đó có biện pháp và công nghệ xử lý rác.
Đồng thời, muốn biến rác thành tài nguyên và từ tài nguyên ra sản phẩm phải có nền kinh tế ở giữa, tức là nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên. Theo đó, cần phải có đủ các điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế đó.
Thứ nhất, chính sách tạo cho nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên phát triển bền vững.
Thứ hai, phải có thị trường, tức là có người mua rác, người xử lý rác và có người sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác.
Thứ ba, phải có sự tham gia của tất cả các bên gây ra rác, cụ thể: Doanh nghiệp sản xuất bao bì phải đóng góp vào việc xử lý bao bì; sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ để sáng chế ra những công nghệ xử lý rác; người dân tham gia công tác phân loại rác tại nguồn…
Chúng ta phải tìm ra giải pháp cụ thể của người dân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp… tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên để đưa ra những sản phẩm từ rác.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay cơ quan Nhà nước có nhiều văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong việc quản lý rác thải, tuy nhiên để thực hiện còn nhiều khó khăn. Bà đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Nhà nước có nhiều chính sách quản lý rác thải nhưng chưa đồng bộ. Hiện có nhiều cơ quan quản lý những vấn đề xung quanh rác thải, như: Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng xử lý rác, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm công tác quản lý rác và đưa ra chính sách nhất định… Như vậy, mỗi một cơ quan có chính sách khác nhau để quản lý rác thải. Khi chúng ta có quá nhiều sách, nhiều cơ quan tham gia điều phối thì việc quản lý rác thải không còn hiệu quả và quan trọng nhất không có cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc xử lý rác.
Trong thực tế, các chính sách chưa hướng tới giải quyết vấn đề về rác mà chỉ định hướng nên làm thế nào. Việc này liên quan vấn đề thực thi các chính sách, từ chính sách đến thực thi từ chính sách vẫn còn khó khăn. Chính vì vậy, chính sách đó chung chung, xa với thực tiễn khó áp dụng.
Đặc biệt, vấn đề tài chính để quản lý rác như nào và chính sách về tài chính trong xử lý rác cũng không rõ ràng. Nhưng chính sách tài chính cho môi trường, chính sách tài chính cho rác thải có những đặc thù riêng, tôi nghĩ cần phải có sự hiểu biết sâu sắc mới giải quyết được vấn đề này.
Hiện nay vấn đề xử lý rác thải đại dương đang cấp bách, theo bà làm thế nào để xử lý được vấn đề rác thải ra đại dương?
Nhựa là tài nguyên và không thể phân hủy được mà chỉ phân dã nên tác động cực kỳ quan trọng đến đại dương. Nhựa nằm trong tất cả các loại rác chúng ta thải môi trường ra nên có hai vấn đề cần phải giải quyết. Chúng ra phải xử lý được rác thải nhựa từ đất liền, bởi vì 80% rác thải nhựa ra đại dương là từ đất liền còn 20% từ hoạt động trên đại dương. Trước tiên, chúng ta phải có chế tài xử lý rác thải nhựa trên đất liền.
Theo đó, việc xử lý rác thải nhựa được thực hiện từ việc phân loại rác từ nguồn và được chuyển đến cho doanh nghiệp xử lý rác thải nhựa. Ở đây lấp ló việc thúc đẩy hệ thống thu gom rác thải nhựa tư nhân, thúc đẩy hệ thống phân loại rác tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong việc xử lý rác thải nhựa. Các thành phần từ nhân là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên.
Vậy theo bà, làm thế nào thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào quá trình xử lý rác thải nhựa?
Hiện nay, công tác xử lý rác thải ở nước ta chủ yếu là chôn lấp, việc này do các công ty môi trường của Nhà nước làm. Nếu chúng ta muốn phân loại để biến rác thành tài nguyên sẽ phải có hàng loạt các doanh nghiệp tái chế nguyên liệu để thành sản phẩm và phải có thị trường sẵn sàng sử dụng sản phẩm tái chế từ nhựa. Như vậy, chúng ta sẽ thấy bóng dáng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác tái chế, vai trò các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm tái chế đóng góp vào việc thu gom xử lý rác.
Hiện nay, ngành tái chế nước ta chưa phát triển, chúng ta có nhiều cơ sở tái chế ở làng nghề nhưng vẫn khiêm tốn về số lượng và mang tính tự phát. Chúng ta phải tổ chức lại các làng nghề tái chế để họ trở thành những doanh nghiệp thực thụ, có công nghệ tái chế có đầu ra. Tất cả những vấn đề này cần phải có cơ chế chính sách cụ thể.
Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh. |