【hôm nay có bóng đá ko】Vẫn phải khắc phục nguy cơ “tụt hậu xa hơn”
作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:59:08 评论数:
Kết quả tích cực
Tính đến hết năm 2023,ẫnphảikhắcphụcnguycơtụthậuxahơhôm nay có bóng đá ko tổng GDP của nước ta đã tăng trưởng liên tục 43 năm, thuộc top đầu thế giới, chỉ thấp thua kỷ lục 46 năm của Trung Quốc. Kết quả tăng trưởng của quý I/2024 (5,66%) là tín hiệu khả quan để năm nay là năm thứ 44 tăng trưởng liên tục.
Tổng GDP của Việt Nam tính bằng USD năm 2010 đạt 140,5 tỷ USD, mới chiếm 0,22% tổng GDP toàn cầu, thì năm 2021 đạt 362 tỷ USD, chiếm 3,75%. Năm 2023, Việt Nam đạt 430 tỷ USD, tỷ trọng càng tăng lên.
Thứ bậc về tổng GDP của Việt Nam năm 2010 mới đứng thứ 6 Đông Nam Á, thứ 17 châu Á, thứ 53 thế giới, nhưng năm 2021 tương ứng là thứ 6, thứ 6 và thứ 42, tiến sát hoặc thứ bậc cao hơn những nước và vùng lãnh thổ có quy mô cao hơn. Năm 2023, 2024, thứ bậc của Việt Nam sẽ cao hơn.
Xét về GDP bình quân đầu người của Việt Nam, năm 1988 chỉ đạt 86 USD - nằm trong mấy nước thấp nhất thế giới; năm 2008 đạt trên 1.000 USD, vượt qua nhóm nước thu nhập thấp lên nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2010 đạt 1.614 USD, đứng thứ 8 Đông Nam Á, thứ 39 châu Á, thứ 149 thế giới; năm 2021 đạt 3.720 USD, tương ứng đứng thứ 6, thứ 28 và thứ 84 (so với các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh). Năm 2023 đạt 4.287 USD, thứ bậc cao hơn so với năm 2021. Nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương, thứ bậc của Việt Nam càng cao hơn.
Xét về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội khác, như cơ cấu kinh tế, tỷ trọng tích lũy tài sản trong GDP, tổng dự trữ quốc tế, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP/xuất khẩu bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, tốc độ tăng năng suất lao động, chỉ số phát triển con người…, đã có cải thiện tích cực cả về giá trị tuyệt đối và thứ bậc trên thế giới.
Nguy cơ và thách thức
Mục tiêu tổng quát của Việt Nam đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhập cao.
Đây là những mục tiêu góp phần ngăn chặn, khắc phục các nguy cơ, thách thức cũ và mới. Đó là các nguy cơ “tụt hậu xa hơn”, “sập bẫy thu nhập trung bình”, “chưa giàu đã già”. Những nguy cơ, thách thức này tuy đã giảm áp lực so với trước, nhưng vẫn còn hiện hữu, chưa thể coi thường với những minh chứng được “lượng hóa” cụ thể, trong đó rõ nhất là GDP bình quân đầu người.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2021 của Việt Nam còn thấp xa so với mức bình quân của toàn cầu (3.720 USD so với 12.120 USD, bằng gần 30,7%); năm 2023 cao hơn, nhưng chỉ bằng gần 35,4% mức bình quân toàn cầu năm 2021.
Chênh lệch giữa mức bình quân đầu người của nhiều nước đứng trên so với của Việt Nam năm 2021 thấp hơn năm 2010, nhưng còn nhiều nước cao hơn năm 2010. Chênh lệch tăng có nguyên nhân chủ yếu từ tốc độ tăng tổng GDP còn thấp trong khi gốc so sánh ở mức thấp. Ngay cả khi có tốc độ tăng khá, nhưng do mức xuất phát thấp, giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên sẽ thấp. Vì vậy, tăng trưởng GDP cần phải được ưu tiên.
Tốc độ tăng tổng GDP thấp có nguyên nhân chủ yếu từ năng suất lao động. Năng suất lao động của Việt Nam có tốc độ tăng khá, nhưng mức năng suất lao động còn quá thấp. Bình quân của Việt Nam chỉ ở mức trên 8.000 USD, thấp xa của toàn cầu (khoảng 24.000 USD), Singapore (khoảng 145.000 USD), Thái Lan (khoảng 15.000 USD), Trung Quốc (khoảng 25.000 USD)…
Chính vì vậy, cần tăng tỷ lệ lao động đang làm việc thông qua đào tạo nhanh hơn, cao hơn hiện nay, ngoài các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chuyển số lao động từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao…
Một vấn đề trong năm 2024 là ổn định tỷ giá VND/USD trước các áp lực giá USD trên thế giới còn tăng cao, ở trong nước phải giảm chênh lệch giá vàng so với thế giới… Một nguy cơ, thách thức mới là “chưa giàu đã già”, “cơ cấu dân số vàng” qua nhanh, “cơ cấu dân số già” đến nhanh, tỷ lệ lao động đang làm việc phi chính thức còn lớn…