Nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi,ểnđổisốởvùngđồngbàodântộcthiểusốvàmiềnnúiVĩnhPhúlich thi đấu ngoại hạng các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực. Qua đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từng bước thu hẹp khoảng cách, sự phát triển giữa các dân tộc, các địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc quản lý, kinh doanh của siêu thị mini VivaMart, xã Quang Yên (Sông Lô) thuận lợi, hiệu quả. Ảnh: Kim Ly Vĩnh Phúc có 11 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi gồm các xã: Đạo Trù, Bồ Lý, Yên Dương, Đại Đình, Minh Quang, Hồ Sơn, Hợp Châu (Tam Đảo); Trung Mỹ (Bình Xuyên); Quang Yên (Sông Lô); Quang Sơn (Lập Thạch); Ngọc Thanh (thành phố Phúc Yên). Trên địa bàn tỉnh có 40 DTTS cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Cao Lan, Dao… Số lượng người DTTS hơn 59 nghìn người, chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, Đề án hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công... Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ các cấp tham gia chuyển đổi số; tăng cường phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, 100% xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi được phủ sóng phát thanh và truyền hình, mạng điện thoại di động, kết nối và sử dụng internet; 100% huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có hệ thống phòng họp, thiết bị họp trực tuyến kết nối với tỉnh, đảm bảo công tác thông tin, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình. Hiện đa số người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trên nền tảng ứng dụng IOS, Android của điện thoại thông minh, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán tiếp thị trên sàn thương mại điện tử... Vốn có niềm đam mê sưu tầm các vật dụng, nông cụ, trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Cao Lan, anh Trần Văn Thọ ở thôn Đồng Dong, xã Quang Yên (Sông Lô) ấp ủ ước mơ xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở địa phương. Anh đã xây dựng ngôi nhà sàn bằng gỗ và bày trí đồ đạc, vật dụng theo lối sinh hoạt của người dân tộc Cao Lan. Giáo viên Trường Mầm non Quang Yên (Sông Lô) tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ảnh: Kim Ly Để thu hút du khách, anh Thọ tích cực quảng bá hình ảnh homestay của gia đình cùng các nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực truyền thống... của đồng bào dân tộc Cao Lan trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok... Qua các nền tảng, nhiều du khách đã đến tham quan và trải nghiệm du lịch tại homestay. Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp quảng bá nét đẹp văn hóa của địa phương, tạo sức hút đối với du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Cao Lan ở địa phương. Từ khi sử dụng phần mềm bán hàng KiotViet, lắp đặt hệ thống camera an ninh và thanh toán bằng quét mã QR, việc kinh doanh của chị Nguyễn Thị Thủy, chủ siêu thị mini VivaMart, xã Quang Yên (Sông Lô) trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Chị Thủy cho biết: “Việc ứng dụng công nghệ giúp tôi quản lý hoạt động mua, bán hàng hóa một cách hiệu quả, hỗ trợ thanh toán nhanh, chính xác mà không cần sử dụng tiền mặt, đồng thời đảm bảo an ninh, phòng ngừa được các rủi ro, sai sót xảy ra trong hoạt động kinh doanh”. Chuyển đổi số không chỉ giúp đồng bào DTTS và miền núi tiếp cận các chính sách một cách nhanh chóng, hiệu quả mà còn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, tạo dấu ấn mới cho diện mạo nông thôn, miền núi. Để việc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công việc, sản xuất, kinh doanh và đời sống; tăng cường phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi... Qua đó từng bước phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách bền vững, hiệu quả.Chuyển đổi số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Vĩnh Phúc |