游客发表

【tối nay có trận bóng đá nào không】HSBC: Chính phủ đang đi đúng hướng trong cải cách tài chính công

发帖时间:2025-01-10 00:26:32

TTCP

Trong phiên họp Chính phủ ngày 29/12,ínhphủđangđiđúnghướngtrongcảicáchtàichínhcôtối nay có trận bóng đá nào không Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh yêu cầu siết chặt kỷ luật tài chính, tiết kiệm từng đồng ngân sách. Ảnh: H.Y

Nhiều lý do để phấn khởi

Báo cáo mới về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 1/2016 vừa được ngân hàng HSBC công bố với tiêu đề “Nhiều lý do để phấn khởi”. Theo báo cáo, thời kỳ đầu năm 2016, đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong hơn một thế kỷ qua đã ảnh hưởng đến tình chung của cả nước, nhưng GDP quý 3/2016 đạt mức 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy điều tồi tệ nhất đã được bỏ lại đằng sau. Số liệu hoạt động quý 4 cũng cho thấy các hoạt động của nền kinh tế đã tốt lên.

Tuy vậy, một vấn đề đang được lo ngại vài tháng gần đây là áp lực lạm phát quay lại. Lạm phát đang dao động gần với mức giới hạn 5%, do đó chỉ số này đang luôn được lưu ý mặc dù chưa hẳn là một mối lo ngại. Trong tháng 11, lạm phát đã tăng từ 4,1% trong tháng 10 lên 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng lạm phát tăng trong tháng này chủ yếu là do hai yếu tố đột xuất như chi phí giáo dục và chăm sóc sức khỏe cao hơn. Theo HSBC, điều này ẩn ý rằng khi loại bỏ sự ảnh hưởng của những “yếu tố đột xuất”, lạm phát có vẻ trở nên “nhẹ nhàng” hơn.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng mạnh lại đặt ra những nguy cơ đối với lạm phát. Trong suốt năm qua, tăng trưởng tín dụng ở mức khá mạnh (18,5%, theo Thống đốc NHNN cho biết ngày 29/12 – PV). Tuy nhiên, nợ xấu vẫn nhiều hơn nợ tổng thể và điều này tiếp tục đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm dần khi Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua các tài sản yếu kém từ các ngân hàng. Tuy nhiên những nguy cơ tín dụng tiềm ẩn và suy giảm vốn liên kết vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, việc giải quyết nợ xấu kéo dài cần có những trọng tâm chính sách đặc biệt và có thể thêm vào gánh nặng nợ công.

Tái cơ cấu tài chính công để đảm bảo phát triển kinh tế

Liên quan đến nợ công, Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC có những phân tích khá chi tiết trong báo cáo lần này. Với trường hợp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng nợ công đang tăng lên không hẳn là một điều xấu. Trong bối cảnh tăng trưởng mạnh, chắc chắn cần thiết phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian dài, phải đảm bảo việc điều tiết tăng trưởng nợ.

Việc hiện đại hóa và tăng trưởng ngoạn mục của Việt Nam có được là nhờ sự gia tăng nhanh hơn về nợ công của quốc gia. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cho biết "nợ công trong năm năm qua đã tăng lên trung bình 18,4%, nhanh hơn gấp ba lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế".

Trong bối cảnh này, Quốc hội đã thông qua một Nghị quyết tăng giới hạn trên của nợ Chính phủ lên 54% GDP so với mức 50% trước đây. Quốc hội cũng đã đặt mục tiêu thu ngân sách đạt 6.846 ngàn tỷ đồng (tương đương 306,51 tỷ USD) cho 5 năm tới, trong khi không thay đổi trần nợ công và nợ nước ngoài ở mức tương ứng 65% và 50% GDP.

Trong bối cảnh nhiều chỉ số về nợ công tiệm cận ngưỡng an toàn, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tái cơ cấu nợ công với sự giám sát chặt chẽ hơn các dự án được tài trợ bởi ngân sách để đảm bảo những dự án này thật sự hiệu quả và đúng mục đích. Chính phủ cũng sẽ hạn chế việc cấp bảo lãnh vay vốn, và giám sát chặt chẽ các khoản nợ phát sinh do chính quyền tỉnh và thành phố.

Cùng với đó, Chính phủ cũng sẽ cố gắng giảm chi phí cho vay, điều chỉnh lại luật về quản lý nợ công, xem xét những chiến lược và chương trình để quản lý nợ công trong trung hạn. Với không gian tài chính của Việt Nam suy giảm và mức nợ công đang dần tiếp cận trần cho phép, nâng cao hiệu quả chi tiêu sẽ rất thật sự cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Theo các chuyên gia của HSBC, điều đáng khích lệ là Chính phủ đang đi đúng hướng trong việc cải cách tài chính công. Cải cách xung quanh tài chính công không chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhanh hơn.

Tuy nhiên, không giống như lạm phát hay các khoản nợ xấu xuất phát từ các yếu tố tạm thời nên nợ công khó có khả năng giảm xuống nhanh chóng. Điều này cho thấy rằng cải cách tài chính công có thể trở thành một ưu tiên chính sách trong hai năm sắp tới. “Tái cơ cấu tài chính công là một trong những cải cách quan trọng mà Chính phủ cần phải thực hiện khi nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào chi tiêu công để thúc đẩy phát triển”, báo cáo của HSBC cho biết./.

H.Y

    热门排行

    友情链接