| Trung Quốc đang cố tránh đi tới cùng trong cuộc đối đầu với Mỹ?ơbùngphátChiếntranhLạnhtrênmạnggiữaMỹvàTrungQuốkeonhacai .de | | Sai lầm chiến lược của Trung Quốc và nguy cơ đối đầu với Mỹ ở Biển Đông | | Trung Quốc có thể “phản đòn” Mỹ ra sao sau vụ đóng cửa lãnh sự quán? | | Mỹ và Trung Quốc trước nguy cơ “chiến tranh nóng”: Đâu là điểm dừng? |
|
Nguy cơ bùng phát một cuộc “Chiến tranh Lạnh” trên mạng giữa Mỹ và Trung Quốc đang lộ rõ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký 2 sắc lệnh hành pháp, cấm mọi tổ chức và cá nhân tại Mỹ giao dịch với các công ty Trung Quốc là Bytedance và Tencent. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết các nhà chức trách đang cân nhắc hủy giấy phép hoạt động tại nước này của China Telecom và một số nhà khai thác viễn thông khác của Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn tuyên bố mở rộng sáng kiến xây dựng mạng lưới toàn cầu không có bóng dáng Trung Quốc với tên gọi Clean Network (Mạng lưới Sạch) nhằm đẩy các công ty Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ. Sáng kiến này sẽ tập trung vào việc ngăn chặn người dùng Mỹ sử dụng các dịch vụ đám mây hay các mạng di động có nguồn gốc Trung Quốc, loại bỏ các ứng dụng của Trung Quốc khỏi “cửa hàng” ứng dụng tại Mỹ cũng như không để các công ty Trung Quốc tiếp cận các dự án cáp ngầm dưới biển. Clean Network đã được khởi động vào tháng 4 năm nay, ban đầu áp dụng các hạn chế đối với việc sử dụng thiết bị của Huawei cũng các nhà cung cấp Trung Quốc khác trong việc xây dựng mạng 5G ở Mỹ. Tuy nhiên, các hạn chế hiện áp dụng cho hầu như tất cả các công ty công nghệ và viễn thông của Trung Quốc. Clean Network bao gồm 5 mũi “mạng sạch”: các nhà khai thác “mạng sạch”, các “cửa hàng sạch”, “ứng dụng sạch”, “lưu trữ đám mây sạch”, và cuối cùng, “các tuyến cáp sạch”. Giới lập pháp thuộc cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều chia sẻ chung mối lo ngại về TikTok từ việc ứng dụng này có thể bị kiểm duyệt hoặc được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch cho đến sự an toàn của dữ liệu người dùng và quyền riêng tư. Dù chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy TikTok đã cung cấp dữ liệu của người dùng ở Mỹ cho chính phủ Trung Quốc, nhưng có những lo ngại việc này có thể xảy ra vì luật pháp và quy định của Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Dài hạn thuộc trường Đại học California ở Berkeley, ông Steven Weber cho rằng những diễn biến hiện nay là “sự mở rộng khá nhanh và khá rộng một cuộc Chiến tranh Lạnh về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc”. Mặc dù những hành động của Tổng thống Trump có thể mang lại thành tựu ngắn hạn cho đất nước, nhưng lại gây ra những rủi ro tiềm tàng nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ, chưa kể đến ảnh hưởng tới các quy tắc thương mại quốc tế và nội địa. Nói cách khác, các biện pháp được thực hiện lúc này được cho là sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn và lâu dài hơn nhiều. Chưa rõ các doanh nghiệp và người dùng Mỹ sẽ chịu những tác động gì. Lấy ví dụ đơn giản, lệnh hành pháp liên quan đến Tencent cấm sử dụng các ứng dụng của công ty không chỉ cho tất cả người dùng Mỹ mà cả tất cả người dùng iPhone (suy cho cùng, Apple là một công ty Mỹ). Quan trọng hơn cả, những hành động hiện tại của Mỹ đang khiến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng khó cứu vãn. Trên thực tế, có ý kiến cho rằng khi xét về dài hạn, Mỹ có thể đã đi quá xa trong việc kiềm chế các công ty Trung Quốc và bằng cách này thậm chí còn đem lại cho Trung Quốc những đòn bẩy chính trị “tuyệt vời. Những chương trình như Clean Network thực tế đang mâu thuẫn về ý thức hệ với các khái niệm thị trường mở, dân chủ, với các giá trị tự do và Internet tự do - tất cả những gì Mỹ đã bảo vệ và quảng bá ra thế giới bên ngoài trong nhiều thập kỷ qua. Nếu Trung Quốc “bắt chước” cách hành xử của Tổng thống Trump, cụ thể là cáo buộc những không đi kèm bằng chứng chứng minh rằng một số công ty đa quốc gia của Mỹ là mối đe dọa an ninh quốc gia tiềm ẩn, Bắc Kinh có thể sẽ buộc họ phải chuyển nhượng hoạt động kinh doanh của mình cho các công ty “rất Trung Quốc”. |