当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【so sánh kèo nhà cái】Bản lĩnh, trí tuệ vượt lên thách thức 正文

【so sánh kèo nhà cái】Bản lĩnh, trí tuệ vượt lên thách thức

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-27 04:02:11

ban linh tri tue vuot len thach thuc

Mở ra một trang mới trong hành trình đi tới, Báo Hải quan đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính về những kết quả đạt được và định hướng chỉ đạo toàn ngành Tài chính trong năm Giáp Ngọ 2014.

Thưa Bộ trưởng, trong năm 2013, trước những diễn biến kinh tế trong và ngoài nước phức tạp, tăng trưởng kinh tế không đạt như mong muốn, một bộ phận DN vẫn tiếp tục khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh… đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ tài chính- ngân sách của ngành Tài chính. Tuy nhiên, với một nỗ lực hiếm thấy, toàn Ngành đã hoàn thành kế hoạch đề ra trên các mặt công tác. Bộ trưởng có thể cho biết một số kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm qua?

Trong năm qua, thực hiện nhiệm vụ ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, ngành Tài chính đã chủ động, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính- ngân sách và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng trên tất cả các lĩnh vực.

Không thể phủ nhận năm 2013 là năm tiếp nối những khó khăn của nền kinh tế, đã tác động trực tiếp đến thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Tài chính. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN giảm sút cùng với việc thực hiện miễn giảm, giãn thuế TNDN, thuế GTGT... Đồng thời, kim ngạch XNK của một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh dẫn đến thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, cùng sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính, đến thời điểm cuối năm ngành Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách theo kế hoạch đề ra.

Năm 2013 cũng đánh dấu là năm thành công trong quản lý, điều hành thị trường, giá cả. Trong năm, Bộ Tài chính đã tiếp tục triển khai các biện pháp để những mặt hàng hóa thiết yếu thuộc diện Nhà nước đang quản lý giá như xăng dầu, điện, than, nước sạch,... thực hiện lộ trình giá theo cơ chế thị trường. Đồng thời bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, sử dụng linh hoạt các công cụ như thuế và Quỹ Bình ổn giá; công khai minh bạch tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu...; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về giá, thuế, phí; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bình ổn giá cả thị trường. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý giá đã góp phần kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng tháng 12-2013 so với cùng kỳ năm trước tăng khoảng dưới 6,04% (kế hoạch đề ra là khoảng 8%), góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát của Quốc hội và Chính phủ.

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, đặc biệt là cấp uỷ, chính quyền địa phương và nỗ lực của ngành Tài chính, đến nay kết quả thu-chi NSNN đạt được là khá tích cực: Thu- chi ngân sách, đạt dự toán Quốc hội giao. Nhiều địa phương trọng điểm thu ước đạt và vượt dự toán thu trên địa bàn, như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc...

Trước tình hình thu ngân sách khó khăn, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2013. Trong đó, đã chỉ đạo rà soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Tổng số kinh phí cắt giảm, giãn chi thực hiện trong năm 2013 khoảng 22.700 tỷ đồng (NS Trung ương khoảng 13.700 tỷ đồng, NS địa phương khoảng 9.000 tỷ đồng).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng, năm qua Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu DNNN. Ngành Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các DNNN thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và các quy định nhằm thiết lập thể chế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại DNNN đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty. Về cơ bản đã hoàn thành phê duyệt các Đề án tái cơ cấu của các DNNN và phương án sắp xếp, đổi mới DN giai đoạn 2011-2015 trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến tháng 10-2013 mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách dường như vẫn còn xa vời. Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cũng bày tỏ lo lắng vì có thể sau 13 năm liên tục đạt và vượt dự toán, năm nay có nhiều khả năng hụt thu ngân sách. Tuy nhiên, ngành Tài chính đã hoàn thành trọng trách thu ngân sách Quốc hội, Chính phủ giao để đảm bảo các nguồn chi theo dự toán. Xin Bộ trưởng chia sẻ các giải pháp giúp ngành Tài chính đạt được kết quả này?

Công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động. Ngay từ đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNN năm 2013. Đến giữa năm, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24-5-2013 về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2013. Nhằm tăng cường công tác thu và tiết kiệm chi NSNN trong các tháng cuối năm 2013, ngày 6-11-2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Chỉ thị số 04/CT-BTC chỉ đạo toàn ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo dự toán được giao.

Trong năm 2013, toàn ngành Tài chính đã tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. Trong đó, đã chủ động rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng tăng thu để bù đắp các phần giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế; Kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế của các DN, tổ chức, cá nhân, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN; Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng (trong đó, yêu cầu số chỉ tiêu nợ thuế XNK phải dưới 3%/tổng thu và thuế nội địa là dưới 5%), chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các bộ, ngành ở trung ương và cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong việc tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo các Cục thuế trong cả nước kịp thời miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế cho một số đối tượng DN, hộ kinh doanh và cá nhân. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu thuế theo hướng công bằng, đơn giản, dễ hiểu; cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, nhằm nuôi dưỡng nguồn thu.

Trong điều kiện thu khó khăn, công tác quản lý chi NSNN được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Đồng thời nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ...

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc đạt được kết quả thu NSNN như trên là sự nỗ lực, phấn đấu của toàn ngành Tài chính, nhất là hệ thống Thuế, Hải quan đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý thuế, đặc biệt đã tập trung tăng cường công tác chống thất thu, hạn chế nợ đọng thuế, đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho NSNN.

Thưa Bộ trưởng, bội chi ngân sách 2 năm 2013-2014 vừa được Quốc hội quyết định nâng lên mức 5,3%. Tăng chi cho đầu tư phát triển là hết sức cần thiết, tuy nhiên áp lực lại đặt lên vai những người làm công tác Tài chính- Ngân sách đó là vừa đảm bảo phải kiểm soát lạm phát ở mức 7%, vừa phải đưa giá một số mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế về gần với giá thị trường. Vậy Bộ Tài chính sẽ điều tiết hai nhiệm vụ này như thế nào trong năm 2014, thưa Bộ trưởng?

Quốc hội vừa qua đã đồng ý mức bội chi ngân sách năm 2014 là 5,3% GDP (224 nghìn tỷ đồng) và phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016. Việc tăng bội chi ngân sách dành một phần để trả nợ, phần còn lại và trái phiếu Chính phủ bổ sung được tập trung vào đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế- xã hội thiết yếu, hoàn thành nhiều công trình đang đầu tư dở dang, bổ sung vốn đối ứng ODA, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Qua đó góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải kéo dài kém hiệu quả, xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản, giải quyết nợ xấu; tăng giải ngân vốn ODA, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động...

Sự cần thiết là đã rõ, tuy nhiên cũng có ý kiến bày tỏ lo ngại ảnh hưởng đến chỉ tiêu lạm phát trong năm 2014 khi đang tiếp tục lộ trình điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu theo thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Việc sử dụng vốn đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ sẽ được quản lý chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả đồng thời với việc thực hiện phù hợp chính sách tiền tệ, nhất là kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý, không làm tăng quá mức tổng cầu. Với các giải pháp nêu trên sẽ góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng.

Quỹ thời gian dành cho các DNNN đặc biệt là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước thực hiện thoái vốn theo lộ trình để tái cơ cấu không còn nhiều, Bộ trưởng có thể cho biết trong năm 2014 Bộ Tài chính tiếp tục có những định hướng như thế nào để đẩy nhanh quá trình này?

Năm qua, các bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT Nhà nước đều thể hiện quyết tâm, kịp thời triển khai các giải pháp tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, tiến độ tái cơ cấu của các DNNN còn tương đối chậm so với yêu cầu đã định, công tác cổ phần hóa tiến hành chậm, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành gặp khó khăn...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đồng thời đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các TĐ kinh tế, TCT Nhà nước, trong giai đoạn tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý DNNN. Trong đó tập trung xây dựng và ban hành Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN theo hướng tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý của chủ sở hữu; Thứ hai, hoàn thiện cơ chế chính sách về chuyển đổi, cổ phần hóa DNNN. Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% vốn nhà nước để các bộ, ngành, địa phương, các TĐ, TCT triển khai phương án sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn 2011-2015...; Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính; Thứ tư, thực hiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán, đồng thời bổ sung các chính sách để thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý DN. Với các giải pháp đồng bộ nêu trên, hy vọng các DNNN sẽ hoàn thành các mục tiêu mà Đề án Tái cơ cấu các DNNN mà trọng tâm là các TĐ, TCT Nhà nước giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

ban linh tri tue vuot len thach thuc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP.Đà Nẵng về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2013, triển khai dự toán ngân sách 2014 (ngày 4-12-2013). Ảnh: Thu Hương

Năm 2014 được dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Là người đứng đầu ngành Tài chính, Bộ trưởng sẽ ưu tiên những nhiệm vụ trọng tâm nào trong năm 2014, thưa Bộ trưởng?

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của Chính phủ đề ra cho năm 2014, đó là "Tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược", chính sách tài khoá sẽ tiếp tục được thực hiện linh hoạt, phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng cường quản lý NSNN, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của DNNN. Phấn đấu giữ bội chi theo kế hoạch. Thực hiện chương trình quản lý nợ trung hạn; kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia bảo đảm trong giới hạn an toàn.

Ngoài ra, đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời, đảm bảo cho các thị trường này hoạt động lành mạnh.

Tiếp tục hiện đại hóa quy trình quản lý thu nộp thuế giữa cơ quan Tài chính- Thuế- Hải quan- Kho bạc Nhà nước. Duy trì, củng cố và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính lĩnh vực Thuế, Hải quan, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành tốt VNACCS/VCIS

Năm qua, ngành Hải quan đã nỗ lực không ngừng trên các mặt công tác, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được của ngành Hải quan và định hướng trong năm 2014?

Năm qua, Hải quan Việt Nam đã thực hiện tốt những nhiệm vụ hàng đầu của ngành, đó là: Đảm bảo tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại; Đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội và thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế XNK. Đặc biệt, ngành Hải quan đã thực hiện hiệu quả các chương trình hiện đại hóa hải quan và cải cách thủ tục hành chính. Nổi bật đó là đã và đang triển khai các công việc liên quan để tiếp nhận và vận hành Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), dự kiến đến tháng 4-2014 thực hiện chính thức. Mặc dù trong năm 2013 do nhiều nguyên nhân khách quan trong đó tình hình kinh tế đối ngoại, XNK, đầu tư nước ngoài và hoạt động của DN chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, thu ngân sách của ngành Hải quan không đạt được chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, nhưng ngành Hải quan đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình hoạt động XNK, đặc biệt tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, thu hồi nợ đọng, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Vì vậy, ngành Hải quan đã thu ngân sách đạt 221.930 tỷ đồng vượt mức đã báo cáo Quốc hội (216.000 tỷ đồng).

Phát huy những kết quả đạt được, ngành Hải quan cần tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào các nhóm nhiệm vụ về thu ngân sách; cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho DN và chú trọng công tác xây dựng lực lượng. Về công tác cải cách hiện đại hóa hải quan, trước mắt, ngành Hải quan cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện tốt việc vận hành VNACCS/VCIS, trong đó ưu tiên cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành cũng như cho DN. Đồng thời, trong năm 2014, ngành Hải quan cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Về phía Bộ Tài chính, Bộ sẽ tiếp tục trình Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.

Về lâu dài, công tác cải cách, hiện đại hóa Hải quan cần tiếp tục thực hiện theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và DN, song cần đảm bảo công tác quản lý. Trong tương lai, ngành Hải quan cần xác định rõ sứ mệnh của ngành đó là vừa tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế, vừa bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, trong đó tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đây chính là xu thế của hải quan hiện đại mà Hải quan Việt Nam cần hướng tới.

Minh Anh (thực hiện)

标签:

责任编辑:Thể thao