【soi kèo lyon vs monaco】Chế biến là con đường tất yếu nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

 人参与 | 时间:2025-01-12 20:06:49

Có 350 cơ sở quy mô công nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu hải sản

Sáng 22/3,ếbiếnlàconđườngtấtyếunângcaogiátrịsảnphẩmthủysảsoi kèo lyon vs monaco Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022".

Chế biến là con đường tất yếu nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản

Tại hội nghị, Tổng cục Thủy sản cho biết, tính từ đầu 2022 đến nay, tổng sản lượng hải sản khai thác đạt 566,7 ngàn tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2022 đạt 1,508 tỷ USD, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, xuất khẩu hải sản đạt 573 triệu USD chiếm tỷ trọng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản.

Đánh giá về thực trạng chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết thêm, hiện nay cả nước có khoảng 350 cơ sở quy mô công nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu hải sản, với tổng công suất thiết kế lên đến gần 2 triệu tấn sản phẩm/năm (công suất thực tế trung bình chỉ đạt 40-50%). Chủ yếu là cơ sở chế biến đông lạnh và hàng khô, chiếm gần 90% tổng số cơ sở.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, trong quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm hải sản khai thác, bước đầu ứng dụng các phương pháp đánh bắt, bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, nâng cao chất lượng, giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và nước nhập khẩu.

Năng lực, chất lượng nhà máy chế biến cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường tiêu thụ nhà nước có các chính sách quan tâm đối với ngành khai thác hải sản. Các chương trình hợp tác quốc tế, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường tiêu thụ cao cấp tại các nước. Các hiệp định thương mại tự do là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ của các sản phẩm hải sản Việt Nam. Nhu cầu và giá bán hải sản ngày càng tăng cao..

Nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo bền vững

Theo Tổng cục Thủy sản, mục tiêu năm 2022, ngành thủy sản cơ bản duy trì ổn định tổng sản lượng thủy sản, trong đó điều chỉnh theo hướng giảm dần sản lượng hải sản khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng, đồng thời triển khai mạnh các giải pháp để tăng giá trị đối với cả sản lượng nuôi và khai thác để tăng giá trị sản xuất đối với sản phẩm thủy sản, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Năm 2022, cũng là năm ngành thủy sản phải tiếp tục quyết liệt nhiều giải pháp nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành thủy sản nước ta đang đứng trước nhiều thách thức về môi trường, dịch bệnh, suy thoái giống, yêu cầu kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu… Tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đã diễn ra triền miên trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới…

Một trong những giải pháp đang được rất nhiều các chuyên gia đưa ra và là con đường tất yếu cho ngành thủy sản và các doanh nghiệp chính là đầu tư vào chế biến. Chế biến sâu được xem là giải pháp hữu hiệu để giảm tổn thất sau thu hoạch, tận dụng được hết giá trị mà sản phẩm thuỷ sản có thể đem lại. Đồng thời, đây cũng là cách giúp các doanh nghiệp tránh được các rào cản kỹ thuật mà thị trường nhập khẩu thường áp dụng cho các mặt hàng tươi sống.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến từng lưu ý, các doanh nghiệp cần tập trung vào chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng của ngành hàng; đặc biệt là chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi theo hướng quy mô hơn, chất lượng hơn. Các doanh nghiệp gắn kết với cơ sở nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát, theo dõi quá trình thực hiện sản xuất; theo dõi sát diễn biến thị trường để ứng phó nhanh, sẵn sàng xuất khẩu ngay khi có thời cơ. Song song đó, các doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với chuỗi xuất khẩu - nhà máy chế biển – cơ sở nuôi, ao nuôi đã được cấp mã số nhằm minh bạch thông tin.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, đến nay đã có 52 lô hàng thuỷ sản xuất sang Trung Quốc bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2 và liên tục tăng trong thời gian gần đây. Cục này lo ngại các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục bị trả lại hàng hóa nếu không tăng cường kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Vì vậy, đơn vị khuyến cáo các doanh nghiệp nên áp dụng hướng dẫn phòng chống/khử trùng sản phẩm thủy sản đông lạnh do Tổng cục Hải quan Trung Quốc ban hành vào ngày 15/2.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần tập trung một số biện pháp kiểm soát như yêu cầu người tham gia công đoạn bao gói, bốc xếp thành phẩm ra, vào kho, lên/xuống container phải tuyệt đối mang khẩu trang 100% thời gian làm việc, thường xuyên khử trùng tay và định kỳ được xét nghiệm sàng lọc…

顶: 61996踩: 2