【udinese vs atalanta】Vụ chuyến bay giải cứu mở rộng giai đoạn 2 vụ vì sao?
时间:2025-01-11 05:41:50 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Theụchuyếnbaygiảicứumởrộnggiaiđoạnvụvìudinese vs atalantao đại diện VKS, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Nhà nước đã tổ chức hơn 1.000 chuyến bay đưa hơn 200 nghìn công dân từ 62 vùng lãnh thổ về nước là thể hiện chính sách, chủ trương nhân đạo của Nhà nước ta.
Mục đích và ý nghĩa của các chuyến bay là rất tốt đẹp. Thế nhưng, chủ trương tốt đẹp đã bị một số cán bộ biến chất làm cho hoen ố, mất uy tín với nhân dân dân và bạn bè quốc tế.
Một số bị cáo trong nhóm Nhận hối lộđã bất chấp tất cả, biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân.
Họ đã nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin - cho buộc đại diện các doanh nghiệp phải đưa chi phí bôi trơn, đưa hối lộ để được cấp phép các chuyến bay. Do đó, cần phải có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội đối với các bị cáo nhận hối lộ.
Theo cáo buộc, bị cáo Phạm Trung Kiên là thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, có nhiệm vụ tiếp nhận, trình duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến baytheo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Kiên khai, đã làm thư ký cho Thứ trưởng Bộ Y tế từ tháng 12/2019 - 2/2022. Trong việc tổ chức các chuyến bay, bị cáo giúp việc cho lãnh đạo Bộ Y tế trong việc tiếp nhận các hồ sơ để sau đó trình Thứ trưởng Bộ Y tế xét duyệt. Sau đó, hồ sơ sẽ được trả về văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị chuyên môn.
Trước câu hỏi của HĐXX, "nếu bị cáo không đề xuất hoặc không chuyển tài liệu đến lãnh đạo Bộ Y tế thì có thực hiện được các công việc không?", bị cáo Kiên trả lời: Với vai trò là người tiếp nhận hồ sơ, bị cáo phải thực hiện việc trình hồ sơ cho lãnh đạo Bộ Y tế, không thể không trình.
Bị cáo Kiên khai, khi mới về giúp việc cho Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo được quán triệt rằng, tất cả các hồ sơ phải trình ngay, nếu bị phát hiện việc om hồ sơ thì sẽ bị xử lý.
Theo đại diện VKS, bị cáo Kiên đã 253 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, đã trả lại cho doanh nghiệp hơn 12 tỷ đồng. Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Phạm Trung Kiên mức án tử hình vì tội Nhận hối lộ.
Đối với những vấn đề phát sinh tại phiên tòa, theo đại diện VKS, qua hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Trung Kiên thấy rằng, cũng cần phải kiến nghị để điều tra làm rõ hành vi và trách nhiệm của ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, là người ký công văn chấp thuận gửi Bộ Ngoại giao duyệt cấp phép cho các chuyến bay để xử lý trong giai đoạn 2 của vụ án.
Giao nộp chứng cứ mới, đại diện VKS đề nghị điều tra làm rõ thêm
Theo cáo trạng, bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ GTVT) đã có hành vi nhận hối lộ hơn 1,8 tỷ đồng. Quá trình đề xuất giải quyết cấp phép các chuyến bay combo, bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty TNHH một thành viên ATA Việt Nam), Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty cổ phần Quốc tế Sao Hà Nội) đã liên hệ, đặt vấn đề và được ông Tuấn đồng ý giúp giải quyết cấp phép các chuyến bay.
Bà Tường Vy đã chuyển tiền cho ông Tuấn 5 lần, tổng cộng 1,3 tỷ đồng vào tài khoản của bà Ngô Thị Lan Phương (chị gái bị cáo Tuấn).
Trong số tiền 1,3 tỷ đồng nêu trên, có 700 triệu đồng của bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife) và 600 triệu đồng của bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty cổ phần thương mại Du lịch Lữ Hành Việt) chuyển cho bà Vy để đưa hối lộ cho ông Tuấn.
Để che giấu hành vi nhận hối lộ này, ngày 18/1/2022, ông Tuấn yêu cầu chị gái chuyển khoản lại 1,1 tỷ đồng cho Vy. Đến ngày 19/1/2022, ông Tuấn yêu cầu bà Vy rút 1,1 tỷ đồng đưa lại cho mình tại quán cafe gần cổng Bộ Giao thông Vận tải.
Tại phiên tòa, bà Ngô Thị Lan Phương giao nộp cho HĐXX 1 tập chứng cứ là tài liệu tin nhắn cho rằng đây là tin nhắn trao đổi giữa bà Phương và bị cáo Tường Vy, thể hiện giao dịch dân sự (vay mượn và góp vốn mua đất) giữa bị cáo Tường Vy và bà Phương.
Xét thấy, hành vi của bà Ngô Thị Lan Phương có dấu hiệu của tội che giấu tội phạm, đại diện VKS đưa ra quan điểm cho rằng, cần tiếp tục điều tra làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án.
Phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa, đại diện VKS cũng nhận thấy, một số bị cáo có dấu hiệu của tội rửa tiền nên đề nghị tiếp tục điều tra làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án.
Quan điểm luận tội của đại diện VKS cho rằng: Trong phần thẩm vấn, có một số bị cáo "lập lờ đánh lận con đen" cho rằng, hành vi nhận tiền của mình là do các doanh nghiệp cảm ơn. Đây là việc đánh tráo khái niệm cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra tiền lệ xấu cho xã hội.
Do vậy, cần phải nhận thức cho đúng để loại bỏ văn hóa phong bì ra khỏi đời sống xã hội. Đại diện VKS khẳng định, hành vi nhận tiền của các bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” là hành vi nhận hối lộ.
Các bị cáo đang làm công việc thuộc chức trách nhiệm vụ của mình nên không thể coi là cảm ơn khi số tiền cám ơn bằng cả một gia tài mà nhiều người mơ ước.
上一篇: Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
下一篇: Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
猜你喜欢
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- Phân cấp quản lý tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính
- Nhật Bản đóng góp 130 triệu USD cung cấp vaccine COVID
- Nanta xuất hiện trở lại trên sân khấu Hà Nội
- Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- TP. Hồ Chí Minh tăng phí đăng ký ô tô con lên gần gấp đôi
- Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ kết thúc chuỗi bốn phiên lên điểm
- Mỹ tiếp tục điều chỉnh tăng trưởng GDP trong quý II
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...