“29 lần gửi thẩm định giá đất đều không thành”Đại biểu (ĐB) Vũ Trọng Kim (Nam Định) phát biểu tranh luận cho biết,ềudựánchậmđưavàosửdụnggâylãngphítàisảncôsoi kèo torino hôm nay ông đồng tình với đại biểu Trịnh Minh Bình (Long An) đã nêu thực trạng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm; việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tế.
“Tình trạng lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất còn diễn ra; đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng; đất của các nông, lâm trường để hoang hóa sau thanh tra, kiểm tra… Đây là thực trạng diễn ra trên toàn quốc, đây cũng là điểm nghẽn cần có giải pháp hiệu quả trong thời gian tới” - ĐB Vũ Trọng Kim nói. Theo vị ĐB này, công tác thẩm định giá đất gặp khó nên không thể đưa vào sử dụng. ĐB lấy ví dụ dự án xây chợ tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án từ năm 2011, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường của thành phố đã 29 lần gửi thư cho đơn vị có chức năng thẩm định giá đất nhưng đều không thành. ĐB Vũ Trọng Kim đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này. Đồng thời, đề nghị cần xem lại đơn vị có chức năng về thẩm định giá đất trước pháp luật, trong đó cần có chế tài đối với đơn vị 3 lần trở lên không thực hiện nhiệm vụ. “Điều đáng nói, khó khăn trong công tác định giá đất đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước” - ĐB Vũ Trọng Kim nhận định.
Trước đó, ĐB Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) phát biểu, đã nêu thực tế tình trạng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ tại một số địa phương để lãng phí; cơ chế, chính sách, pháp luật để xử lý, sắp xếp, sử dụng tài sản công ở các đơn vị hành chính sau sắp nhập còn chậm. “Việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm; phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chưa sát với nhu cầu thực tế. Tình trạng lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất còn diễn ra; đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng; đất của các nông, lâm trường để hoang hóa sau thanh tra, kiểm tra…, còn 404/908 dự án, công trình chưa được xử lý” - ĐB Trịnh Minh Bình cho hay. Theo ĐB, chất lượng cải cách thủ tục hành chính, chất lượng xây dựng và thực thi pháp luật vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ mặc dù đã có nhiều giải pháp nhưng chậm được khắc phục. Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, ĐB Trịnh Minh Bình thống nhất cao với 9 nhóm giải pháp của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội kiến nghị đối với Chính phủ cũng như những giải pháp của Chính phủ. ĐB cũng đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt hơn, cụ thể hơn trách nhiệm đối với từng bộ ngành, từng nhiệm vụ cụ thể để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả và các hạn chế nêu trên sẽ không là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Dứt điểm lãng phí đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụngTrên thực tế, công tác quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản chặt chẽ, tiết kiệm từ khâu đầu tư, mua sắm đến khai thác, sử dụng.
Tuy nhiên, còn tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm do đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường; các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được giải quyết dứt điểm. Báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra, còn 404/908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích là 18.308/28.155ha chưa được xử lý. Thẩm tra về vấn đề này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo giải quyết kiến nghị của cử tri về siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, đẩy mạnh công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công. Đồng thời, giải quyết dứt điểm tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
|