游客发表

【kết quả lion】Doanh nghiệp khai khoáng thua lỗ vẫn muốn mở rộng quy mô

发帖时间:2025-01-25 14:47:44

ht

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: H.Q

Nhiều doanh nghiệp phải trả phí ‘bôi trơn’ để được cấp giấy phép

Ngày 21/3/2017,ệpkhaikhoángthualỗvẫnmuốnmởrộngquymôkết quả lion Hội Địa chất Kinh tế và Ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức thành viên Liên minh Khoáng sản phối hợp tổ chức Hội thảo “Minh bạch trong lĩnh vực khoáng sản: Đo lường từ khoảng cách chính sách đến thực tiễn”, tại Hà Nội.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Pháp chế (VCCI) cho biết, qua phát phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ các DN cho thấy, chi phí không chính thức của các doanh nghiệp khoáng sản luôn cao hơn từ 2% trở lên so với các DN khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy, ngành khoáng sản cũng bị thanh tra môi trường cao hơn, với tỷ lệ hơn 61% so với các ngành khác.

Theo ông Đức, khai khoáng là một trong những ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này lại đang đối mặt với không ít thách thức cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Thu ngân sách không tương xứng với mức độ khai thác, cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường.

Bên cạnh đó, mức độ minh bạch và ổn định đối với môi trường đầu tư lĩnh vực khai khoáng được đánh giá là thấp nhất, dẫn đến việc khó thu hút những dự án khai thác có công nghệ tốt và hiệu quả cao.

“Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã phải trả nhiều chi phí không chính thức để có được giấy phép khai thác. Ngay cả khi các quy định đấu giá được kỳ vọng sẽ được áp dụng đại trà để giảm thiểu cơ chế xin - cho, nhưng đến nay, số trường hợp thực hiện đấu giá vẫn là con số khá khiêm tốn”, ông Đức nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra của VCCI cho thấy một nghịch lý khá khó hiểu rằng ngành khai khoáng có kết quả kinh doanh không tốt, nhưng vẫn muốn mở rộng quy mô. “Doanh nghiệp khoáng sản có kết quả kinh doanh thường là không tốt, nhưng luôn luôn có dự định mở rộng sản xuất kinh doanh”, ông Nguyễn Minh Đức băn khoăn.

Khoảng cách chính sách và thực thi

Theo đánh giá của Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên, Việt Nam chỉ đứng thứ 41/58 quốc gia và xếp hạng “yếu” trong đánh giá mức độ minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng. Đặc biệt, Việt Nam còn được đánh giá là “thất bại” trong các khía cạnh liên quan đến “báo cáo và thực thi pháp luật” với 20 chỉ số liên quan về minh bạch, công bố thông tin về báo cáo hiện trạng hoạt động, bên cạnh các khía cạnh về thể chế, pháp luật, các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội, kiểm soát chất lượng và bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Tiến Chỉnh, Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam cho biết, thực trạng đấu giá quyền khai thác tài nguyên khoáng sản ở cấp địa phương tính đến tháng 6/2016 có 7/52 tỉnh có kế hoạch triển khai đấu giá, với gần 70 điểm và mỏ với tổng giá trị khoảng 39 tỷ đồng, số liệu các mỏ đấu giá thành công chưa thấy cập nhật. Ở cấp trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường duyệt kế hoạch đấu giá nhưng chưa triển khai được.

TS. Lê Ái Thụ, Chủ tịch Hội địa chất Kinh tế Việt Nam cho rằng, khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo, vì vậy, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản là một yêu cầu bắt buộc không chỉ đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, mà ngay cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

“Đối chứng với thực tế doanh nghiệp khai thác hiện nay, chúng ta đang ăn đầu ngọn mà không nghĩ đến vấn đề thiệt hại, thất thu về lâu dài. Đặc biệt là chưa chú trọng mối quan hệ hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Thực tế này đỏi hỏi Việt Nam cần phải có sự đồng bộ giữa pháp luật khoáng sản và các pháp luật có liên quan”, ông Thụ nói.

TS. Thụ kiến nghị, chúng ta cần có chính sách phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản; pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan (môi trường, đất đai, nước, tài chính, tài nguyên môi trường biển…) phải đồng bộ, không chồng chéo.

Tại hội thảo, các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, điểm yếu của Việt Nam không phải ở hệ thống văn bản. Bởi lẽ, khung chính sách và pháp luật về tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang từng bước hoàn thiện. Nhiều quy định hướng tới minh bạch, công khai thông tin cũng đã được xem xét lồng ghép vào các văn bản pháp luật mới. Thực trạng hiện nay của ngành khai khoáng xảy ra do khoảng cách lớn giữa chủ trương, quy định trên giấy với công tác thi hành. Luật Khoáng sản đã được ban hành từ năm 2010 với nhiều quy định nhằm tăng cường tính minh bạch nhưng thực tế triển khai vẫn chưa được như kỳ vọng./.

Hồng Quyên

    热门排行

    友情链接