当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bảng xếp hạng vô địch quốc gia uzbekistan】Người đi tìm cỏ biển

Thành viên nhóm nghiên cứu lấy mẫu cỏ biển

“Duyên” với cỏ biển

“Từ những ngày còn cắp sách đến trường,ườiđitìmcỏbiểbảng xếp hạng vô địch quốc gia uzbekistan tôi đã có niềm yêu thích với thực vật. Vì lẽ đó, tôi chọn học về sinh học thực vật tại Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế”, PSG.TS. Hoàng Công Tín bắt đầu câu chuyện.

Tốt nghiệp Khoa Sinh học, anh có cơ hội theo học về hệ sinh thái biển tại đảo Bermuda (Bắc Đại Tây Dương). “Đó là một nơi có hệ sinh thái biển phát triển, đặc biệt là rong, cỏ biển. Như một cơ “duyên”, khi có cơ hội được tiếp xúc, nghiên cứu về thực vật biển”, anh cười. Từ đó, anh chuyên nghiên cứu về những thảm cỏ biển ở miền Trung.

Khái quát về cỏ biển, anh cho rằng, trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, cỏ biển, loài thực vật hạt kín sống ở môi trường nước biển hoặc nước lợ, có vẻ mờ nhạt trước những “ngôi sao sáng” như san hô. Nhưng đằng sau vẻ bình thường đó, vai trò của nó thật ít ai tưởng tượng nổi. “Các thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái biển cực kỳ quan trọng. Chúng là nơi trú ẩn, sinh sống của các loài thủy, hải sản; có tác dụng chống xói lở, bảo vệ ven bờ, điều hòa khí hậu; cung cấp vật liệu di truyền, thực phẩm, mỹ phẩm,... cho con người”, anh chia sẻ. Thậm chí, cỏ biển còn có vai trò quan trọng trong chống biến đổi khí hậu do mỗi ha cỏ biển có khả năng lưu giữ lượng CO2 cao gấp đôi so với mỗi ha rừng mưa nhiệt đới.

“Vùng ven biển miền Trung là một trong những nơi có thảm cỏ biển phân bố phong phú và đa dạng nhất Việt Nam”, PGS.TS. Hoàng Công Tín cho biết. Với địa hình đa dạng, nhiều vùng vịnh, không chịu tác động của những con sông lớn như sông Hồng hay sông Cửu Long nên đây là địa bàn rất lý tưởng cho các thảm cỏ biển phát triển. Sự phong phú về tôm cá, rong biển... ở khu vực biển miền Trung một phần cũng là nhờ vào những thảm cỏ biển này.

PSG.TS Hoàng Công Tín (phải) xác định vị trí khảo sát, thu mẫu

Tuy nhiên, các thảm cỏ biển ở miền Trung đang ngày một tàn lụi. Chúng đang tồn tại trong thế rất mong manh. “Hằng năm vào mùa mưa bão, miền Trung chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các cơn bão, số lượng và tần suất các cơn bão ngày càng tăng lên. Khi bão nhiệt đới vào bờ, sẽ gây xáo trộn ở những tầng đất phía dưới thảm cỏ biển, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe của các thảm cỏ biển. Do vậy, hệ sinh thái thảm cỏ biển ở miền Trung rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương”, anh nhận xét.

Người con miền Trung nghiên cứu về sinh thái biển miền Trung

Là một người con miền Trung, muốn đóng góp vào nghiên cứu bảo tồn các tài nguyên môi trường biển, anh thành lập một nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên và sinh viên có trình độ chuyên môn cao, để chuyên nghiên cứu về tài nguyên và đa dạng sinh học ở môi trường biển. Từ năm 2016, anh và nhóm nghiên cứu của mình đã quyết định thực hiện những đề tài nghiên cứu về cỏ biển và đạt được nhiều thành công, trong đó phải kể đến, rất nhiều bài báo công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế.

Trước bối cảnh biến đổi khí hậu và tác động của con người lên hệ sinh thái ngày càng tăng, PGS.TS. Hoàng Công Tín cùng các cộng sự nhiều lần tự đặt câu hỏi, liệu các thảm cỏ biển ở miền Trung còn giữ được diện tích phân bố và tính đa dạng sinh học?

Để giải đáp cho câu hỏi đó, nhóm nghiên cứu đã tìm câu trả lời bằng cách tiến hành các cuộc điều tra khảo sát trong mùa khô ở bốn khu vực: đầm Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), khu vực ven biển Cửa Đại (Quảng Nam), khu bảo tồn biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) và vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). “Ngoài tính đại diện cho các hệ sinh thái ven biển tiêu biểu ở miền Trung, các khu vực này từng xuất hiện trong nhiều nghiên cứu về cỏ biển trước đây nên sẽ thuận tiện cho việc so sánh và đánh giá”, anh giải thích về lựa chọn địa điểm khảo sát.

Sau khi thu thập các mẫu cỏ ở các độ sâu khác nhau sẽ chuyển về phòng thí nghiệm để xác định thành phần loài. “Nếu địa điểm khảo sát ở gần thì tốn từ 1-2 ngày để thực hiện lấy mẫu. Nhưng nếu ở xa thì mất từ 5 ngày đến 1 tuần. Những chuyến đi xa như vậy, đòi hỏi phải chuẩn bị thật kỹ về dụng cụ, để có thể bảo quản mẫu một cách tốt nhất, trước khi đưa về phòng thí nghiệm, phục vụ cho việc phân tích”, PGS.TS. Hoàng Công Tín chia sẻ. Có những ngày, sau khi vừa trở về từ những đợt khảo sát, lẫy mẫu, anh và nhóm nghiên cứu lại tiếp tục “vùi đầu” vào phòng thí nghiệm đến tận khuya, để kịp thời xử lý và bảo quản mẫu cho những ngày phân tích tiếp theo. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của anh cũng phải truy tìm những dữ liệu viễn thám, những hình ảnh vệ tinh về các thảm cỏ biển từ những năm trước để đối chiếu, so sánh để có kết quả chính xác nhất.

Qua quá trình nghiên cứu, anh “giật mình” trước kết quả: số lượng và diện tích phân bố của các loài cỏ biển ở tất cả các khu vực đều đang giảm dần theo thời gian, thậm chí có khu vực suy giảm 80% số lượng loài. “Có thể kể đến thảm cỏ biển ở Lăng Cô. Diện tích các thảm cỏ biển ở những khu vực đẹp và hệ sinh thái phong phú như vịnh Lăng Cô ngày một thu hẹp. Nếu nhìn lại cả giai đoạn này, sẽ thấy một điều là vào những năm 1998-2004, thảm cỏ biển chưa chịu nhiều tác động của con người. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, tốc độ suy giảm diện tích cỏ biển trong khu vực này đã tăng lên đáng kể. Đến nay, diện tích cỏ biển ở vịnh Lăng Cô dao động trong khoảng 0,39-0,53km2”, anh Tín thông tin.

Sự suy giảm những thảm cỏ biển đâu chỉ là thiệt thòi của hệ sinh thái biển mà còn có thể là những hậu quả khác, ví dụ như sự phong phú của các loài tôm cá miền Trung. Việc suy giảm diện tích và đa dạng sinh học trên những thảm cỏ biển đang là nỗi lo của những người làm nghiên cứu như PGS.TS. Hoàng Công Tín.

“Cũng như phần lớn các hệ sinh thái đang bị suy thoái khác, nguyên nhân khiến thảm cỏ biển ở miền Trung suy giảm bắt nguồn từ con người. Hiện nay các thảm cỏ biển đang đối mặt với nhiều nguyên nhân gây suy thoái do hoạt động của con người như nuôi trồng thủy, hải sản, xây dựng cảng biển, phát triển các cơ sở hạ tầng, các khu du lịch cũng như tình trạng khai thác các nguồn tài nguyên quá mức, ô nhiễm rác thải nhựa,...”, anh Tín cho biết. Thậm chí, sự đô thị hóa và biến động thảm thực vật trên đất liền cũng có tác động đến các thảm cỏ biển phía dưới các thủy vực.

Trước câu hỏi “liệu các thảm cỏ biển có thể phục hồi một cách tự nhiên?”, anh trầm ngâm trả lời, sau trận lũ lịch sử năm 1999 ở miền Trung, diện tích cỏ biển ở Lăng Cô bị sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ còn 0,27 km2. Khi đó, thiên nhiên chỉ mất hơn hai năm để phục hồi lại diện tích cỏ biển và đạt đỉnh 0,97 km2 vào năm 2002. Nhưng khi đó, các hoạt động của con người chưa ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Hiện tại, khả năng phục hồi có thể không còn nằm trọn trong tay tự nhiên nữa.

Người thầy truyền cảm hứng

Không chỉ tận tụy trong công tác nghiên cứu, PSG.TS. Hoàng Công Tín còn là một người thầy tận tâm trong công tác giảng dạy, được nhiều sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế yêu quý. Những tiết học của anh được sinh viên hưởng ứng rất tích cực bởi sự mới lạ trong việc đưa kiến thức đến với sinh viên thông qua những ứng dụng trợ giúp học tập, hay những bài tập nhóm nhằm gia tăng kỹ năng mềm cho sinh viên. Anh còn đưa ra những lời khuyên, những tư vấn, định hướng tương lai cho sinh viên của mình.

“Thầy Hoàng Công Tín đã truyền cảm hứng để em tiếp tục theo học chương trình sau đại học sau khi tốt nghiệp. Thầy cũng là người đã đưa em vào nhóm nghiên cứu, giúp em nhận ra niềm vui trong việc nghiên cứu khoa học. Những lần đi khảo sát ở các vùng biển khắp miền Trung cùng thầy đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức chuyên ngành, cũng như phát triển những kỹ năng mềm của bản thân, phục vụ cho công việc và học tập”, Ngô Hữu Bình, sinh viên Trường đại học Khoa học chia sẻ khi nói về thầy mình.

Bài: ĐĂNG TRÌNH - Ảnh: CÔNG TÍN

分享到: