【lich bong da truc tiep】Chưa hết lo với dịch sốt xuất huyết
TPHCM đã có 9 trường hợp tử vong do số xuất huyết | |
Bộ Y tế nhắn tin kêu gọi người dân phòng chống dịch sốt xuất huyết | |
Thị trường đồ chống muỗi "nóng" cùng đỉnh dịch sốt xuất huyết | |
Mùa mưa bão và nỗi lo dịch sốt xuất huyết |
Ông Đặng Quang Tấn,ưahếtlovớidịchsốtxuấthuyếlich bong da truc tiep Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm, đặc biệt tại những tỉnh, thành được coi là điểm nóng về dịch như Đồng Nai, Bình Dương, TP Đà Nẵng, TP. HCM đã cơ bản kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, ông Tấn cũng lưu ý các đơn vị, các địa phương không chủ quan, lơ là, tiếp tục duy trì thường xuyên công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Cụ thể, tại Khoa Vi rút, Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong tháng 9/2019, tại 2 cơ sở của Bệnh viện có khoảng 427 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Hiện có khoảng 70 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị tại Khoa Vi rút- ký sinh trùng.
Trên địa bàn Hà Nội, nếu như trong tháng 8/2019, Hà Nội ghi nhận từ 200 ca đến 300 ca mắc sốt xuất huyết/tuần, thì tháng 9/2019, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên từ 400 đến 500 ca/tuần, xuất hiện tại tất cả các quận, huyện, thị xã.
Vào đầu tháng 10, những cơn mưa lớn tại Hà Nội đang dấy lên nỗi lo ngại về dịch sốt xuất sẽ tiếp tục lan mạnh trở lại, đặc biệt là những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, nhiều công trường xây dựng.
Theo bác sỹ Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Vi rút- ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, theo chu kỳ, từ tháng 8-12 là đỉnh dịch của sốt xuất huyết.
Các biểu hiện nhẹ của sốt xuất huyết thường gặp là sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi người… những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm, người bệnh chủ quan, rất dễ bị biến chứng nặng. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc, suy tạng, thậm chí tử vong.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng.
Bên cạnh đó, nếu có biểu hiện sốt cao, người dân cần đi khám, xét nghiệm để được phát hiện, điều trị sớm, hạn chế các biến chứng; đồng thời có các biện pháp để tránh lây lan ra cộng đồng. Hiện nay phác đồ điều trị sốt xuất huyết đã được phổ biến rộng rãi tại các tuyến y tế cơ sở. Người dân có thể đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị, các trường hợp nặng mới được chuyển lên để tránh quá tải cho tuyến trên và hạn chế tình trạng nhiễm chéo.
Tại cộng đồng, mỗi gia đình, người dân cần biết cách tự phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách tránh muỗi đốt, phun thuốc diệt muỗi, thường xuyên vệ sinh môi trường diệt bọ gây để tránh muỗi sinh sôi, phát triển. Khi có các dấu hiệu sốt cao, sốt kéo dài, mệt mỏi cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị kịp thời.