【tỷ số trung quốc】TP.Thuận An: Đẩy nhanh chuyển đổi số trong tín dụng chính sách

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:03:06 评论数:

Việc đẩy nhanh tiến độ sử dụng ứng dụng công nghệ số trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng ưu đãi trên thiết bị di động từ Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP Smart Banking) đang được coi là một giải pháp cụ thể giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn TP.Thuận An tiếp cận với tiện ích của ngân hàng số,ậnAnĐẩynhanhchuyểnđổisốtrongtíndụngchínhsátỷ số trung quốc góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo.

Nhanh chóng tiếp cận

Trò chuyện với P.V, chị Nguyễn Thị Ngọc Loan, ngụ phường Bình Nhâm, phấn khởi khoe vừa mở tài khoản thanh toán tại Phòng Giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP.Thuận An và được cán bộ ngân hàng hướng dẫn cài đặt ứng dụng VBSP Smart Banking trên điện thoại di động. “Thông tin ứng dụng trên app của NHCSXH rất dễ hiểu và rất dễ sử dụng, vừa tiện lợi lại tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại. Tôi vừa có thể chuyển tiền mà vẫn dễ dàng kiểm tra được số dư số nợ, đồng thời cập nhật được nhiều thông tin sản phẩm của ngân hàng trên app này một cách rất nhanh chóng”, chị Loan nói.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH TP.Thuận An hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng VBSP Smart Banking trên thiết bị di động

Chị Lê Thị Tuyết Oanh, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) Hội Nông dân xã An Sơn, cho biết 17 năm làm công tác quản lý vốn, giao dịch bằng giấy tờ văn bản đã quen, nay chuyển sang giao dịch trên thiết bị thông minh chị cũng có phần bỡ ngỡ. Nhưng khi được cán bộ NHCSXH hướng dẫn, cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động, chị thấy việc quản lý tín dụng trở nên nhẹ nhàng hơn. Ứng dụng quản lý tín dụng chính sách không chỉ thân thiện, dễ sử dụng mà còn chứa những thông tin rất hữu ích cho Tổ trưởng TTK&VV.

“Giờ đây, chỉ cần có internet là Tổ trưởng TTK&VV như tôi có thể tra cứu đối tượng, quy trình từng chương trình cho vay. Thậm chí khi không nhớ hết về chương trình mình đang cho vay, về thủ tục, hồ sơ, số tiền… chúng tôi không cần gọi điện hỏi cán bộ tín dụng mà trực tiếp vào ứng dụng để kiểm tra rất thuận tiện, nhanh chóng. Ứng dụng VBSP Smart Banking tạo điều kiện cho chúng tôi quen dần với việc thanh toán số, chuẩn xác hơn trong quản lý tín dụng”, chị Oanh nói.

Cùng quan điểm trên, chị Võ Thị Mộng Lan, Tổ trưởng TTK&VV Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Phú, cũng cho rằng đây là ứng dụng dễ cài đặt, dễ sử dụng, nội dung truyền tải hữu ích. Qua ứng dụng này, người dùng có thể tìm hiểu tất cả thông tin về các chương trình cho vay của NHCSXH như quy trình, thủ tục cho vay, lãi suất... Chị Lan cũng chia sẻ ứng dụng còn có rất nhiều nội dung phong phú như các hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gương sản xuất, kinh doanh tiêu biểu… giúp hội viên tìm hiểu để nâng cao sản xuất, góp phần sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng thu nhập, thanh toán nợ đúng kỳ hạn. Chị Lan cho biết: “Từ những ưu điểm của ứng dụng, tôi sẽ truyền tải đến các hộ vay khác cùng sử dụng ứng dụng này để có thể sử dụng các công cụ tính toán, quản lý tài chính, từng bước vươn lên thoát nghèo”.

Thúc đẩy nhanh số hóa tín dụng chính sách

Theo ông Đồng Quốc Khải, Giám đốc PGD NHCSXH TP.Thuận An, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển, tác động tới mọi người, mọi hoạt động của nền kinh tế. Trong tín dụng chính sách, điều này lại càng cần thiết hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thực hiện chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, của tỉnh, UBND TP.Thuận An, thời gian qua, đơn vị đã tích cực chủ động đưa ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích an toàn nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, an toàn.

Đặc biệt, từ năm 2023, NHCSXH Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đến khách hàng thông qua hình thức ứng dụng trên thiết bị di động. Đây là một sản phẩm dịch vụ được ứng dụng trên nền tảng công nghệ số nhằm giúp người dân cải thiện sự tiếp cận với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngay sau khi có chủ trương, PGD NHCSXH TP.Thuận An đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi ích thiết thực của ứng dụng để đưa sản phẩm, dịch vụ thiết thực phục vụ kịp thời, hiệu quả cho người dân. Đồng thời, đơn vị triển khai nhiều chương trình tập huấn về nghiệp vụ tín dụng chính sách dành cho cán bộ tín dụng, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, đội ngũ tổ trưởng TTK&VV và khách hàng.

Ông Đồng Quốc Khải thông tin thêm, thông qua các ứng dụng số của NHCSXH, không chỉ có khách hàng chủ động nắm bắt thông tin về tiền gốc, lãi hàng tháng của mình đã trả đến giai đoạn nào và còn cần thanh toán bao nhiêu để có kế hoạch chi trả cho thời gian tiếp theo, mà điều rất quan trọng là người dân có thể tự kiểm soát vốn vay của mình, phòng tránh những thất thoát, rủi ro, hạn chế được việc chậm trễ trả gốc, lãi định kỳ. Về phía ngân hàng, việc quản lý cũng sẽ sát thực hơn, thông tin tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành được đa dạng, linh hoạt và truyền tải nhanh hơn đến khách hàng vay vốn…

“Để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số theo chỉ đạo của UBND TP.Thuận An, thời gian tới, PGD NHCSXH thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ tài chính trên điện thoại di động. Theo lộ trình, trong năm 2024, PGD NHCSXH TP.Thuận An sẽ đạt khoảng 12% trên tổng số 9.716 khách hàng hiện hữu có dư nợ cài đặt, sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking”, ông Đồng Quốc Khải nói.

Sau thời gian triển khai ứng dụng Mobile Banking đến khách hàng, đến nay, TP.Thuận An đã có gần 500 khách hàng được tiếp cận dịch vụmới và cài đặt ứng dụng VBSP Smart Banking trên thiết bị di động, đạt 5% mục tiêu kế hoạch năm 2024.