【ti le c】Thầy giáo toán mê lập trình tin học
Thầy giáo Nguyễn Linh "trò chuyện" với máy tính bằng ngôn ngữ lập trình
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước,ầygiáotoánmêlậptrìnhtinhọti le c khi máy tính còn là “hàng hiếm” thì thầy giáo Linh đã bắt đầu tìm tới các trung tâm tin học để mày mò, tìm hiểu. Năm 1994, thầy dùng 3 cây vàng tích cóp được để mua một chiếc máy tính và máy in. Thầy bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ lập trình. “Tôi bị cuốn hút, muốn tương tác, trò chuyện với máy tính qua dữ liệu, thuật toán và những câu lệnh”, thầy chia sẻ.
Ban đầu, do chưa được qua một trường lớp chính quy về ngôn ngữ lập trình nên thầy Linh gặp nhiều khó khăn. Với tinh thần ham học hỏi và mê say nghiên cứu, thầy giáo Linh thường tìm đọc sách, tra cứu thông tin trên mạng và với tư duy toán học sẵn có, thầy dần đi vào nghiên cứu lập trình phần mềm, tìm cách “chinh phục”, làm chủ ngôn ngữ lập trình.
Những năm đầu tiên, thầy viết một vài lập trình ứng dụng nhỏ, như: cộng điểm trung bình, bảng viết Pascal. Đến đầu những năm 2000, thầy đi sâu hơn, làm những phần mềm có tính ứng dụng cao hơn. Phần mềm C_test Program là chương trình tạo và quản lý đề kiểm tra, biên soạn đề trắc nghiệm, quản lý ngân hàng đề, ra đề trắc nghiệm với ma trận đề cho trước, chấm điểm trực tiếp bài làm trắc nghiệm của học sinh trên vi tính. Phần mềm được đánh giá cao ở tính ứng dụng và đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc giảng dạy của giáo viên.
Thầy giáo Đoàn Công Thạnh, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Trần Khai Nguyên, TP. Hồ Chí Minh, người bạn, người đồng nghiệp và là khách hàng dùng phần mềm của thầy giáo Linh nhận xét: “Các phần mềm của thầy Linh giúp giảm bớt thời gian và khối lượng công việc của giáo viên rất nhiều. Tôi là người khá khó tính, đã từng thử dùng qua nhiều phần mềm nhưng vẫn hài lòng nhất với chương trình tạo và quản lý đề kiểm tra của thầy Linh. Với chương trình này, giáo viên có thể soạn được ngân hàng đề thi chặt chẽ, theo đúng ý muốn”.
Thầy giáo Linh đã nhận các giải của Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật tỉnh năm 2003, 2005, 2007, 2009, 2013, 2017; giải ba Nhân tài đất Việt năm 2007. Mới đây nhất, thầy sáng chế phần mềm ORM chấm bài thi trắc nghiệm quang học với tính năng nổi trội là có thể chạy hoàn toàn trên mọi "Win", đưa ra kết quả chính xác. Sản phẩm đạt giải nhất lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông của Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 8 - 2017.
Thầy giáo Nguyễn Linh bộc bạch: “Trong quá trình giảng dạy, việc chấm bài kiểm tra, bài thi của học sinh là khâu quan trọng và mất rất nhiều thời gian. Điều đó khiến tôi trăn trở tìm giải pháp để có thể cải tiến việc chấm thi”. Phần mềm có nhiều ứng dụng được tích hợp trong đó, bao gồm: tạo và sửa dữ liệu chấm bài, xem ảnh và chấm bài scan, sửa kết quả chấm scan, xuất kết quả excel, chấm bài qua máy in. Phần mềm là tiện ích giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, đem lại độ chính xác cao cho bài chấm thi. Hiện tại, phần mềm đã được triển khai ở Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng, sắp tới là Sở GD&ĐT Quảng Nam và các tỉnh, thành khác.
Chia sẻ về những thành công đạt được, thầy giáo Linh cho biết: “Tôi không có bí quyết gì ngoài không ngừng cố gắng, kiên trì theo đuổi mục tiêu. Tôi thường dùng thời gian rảnh để đọc sách, tra cứu trên mạng, tham gia các diễn đàn trong và ngoài nước để có cơ hội trao đổi với các chuyên gia”. Ngoài công việc giảng dạy và nghiên cứu, thầy giáo Nguyễn Linh còn thiết kế đồ họa, chế bản điện tử cho các công ty tư nhân để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc nghiên cứu phần mềm tin học của mình.
Bài, ảnh: Phước Ly
相关推荐
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Spanish PSH Group to build amusement and beach park in Thua Thien Hue
- Ấn tượng biến tần thế hệ X của Growatt
- AMM achieves many important results
- Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- Tourism revenue reaches 1,700 billion VND in 6 months
- Tàu du lịch 5 sao mang hơn 3.000 khách tới Đà Nẵng
- Công đoàn Điện lực Việt Nam thăm hỏi, động viên CBCNV trực đảm bảo điện mùa nắng nóng