【kết quả nagoya grampus】Áp lực lạm phát đang gia tăng
Việt Nam có đang nhập khẩu lạm phát?Áplựclạmphátđanggiatăkết quả nagoya grampus
Phân tích những diễn biến kinh tế gần đây, TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia) cho biết, một số chỉ số quan trọng như chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá nguyên liệu cho sản xuất tại Việt Nam trong khu vực công nghiệp tăng khá rõ. Tiềm năng của lạm phát tăng cao dẫn tới lạm phát thực cũng tăng cao. Giá hàng hóa đang tăng cao do chi phí (giá cả) sản xuất tăng, dẫn tới áp lực giá tiêu dùng sẽ tăng cao trong các quý tiếp theo, trong vòng khoảng từ một tới một quý rưỡi thì việc truyền tải từ giá sản xuất sang giá tiêu dùng sẽ được thể hiện rõ. Đây là áp lực rất lớn đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% của Chính phủ.
Phân tích về tác động của xung đột Nga - Ukraine tới lạm phát tại Việt Nam, TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, tác động tới lạm phát tại Việt Nam có thể kéo dài đến giữa năm 2023 sau đó mới giảm dần. Thực tế có thể thấy, ảnh hưởng tiêu cực của xung đột này tới lạm phát của Việt Nam tương đối thấp so với các nước khác, tuy nhiên cũng không thể bỏ qua các yếu tố này.
Giá xăng dầu đã tăng cao trong nhiều tháng qua. |
Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là hiện nay Việt Nam có đang nhập khẩu lạm phát hay không khi giá nguyên liệu, giá logistics, giá hàng hóa tăng cao trong khi xuất khẩu cũng ngang ngửa với nhập khẩu. Giá sản xuất của các nước gia tăng sẽ dẫn tới lạm phát của Việt Nam ở mức độ nào? TS. Thắng cho biết, nghiên cứu thay đổi PPI hoặc CPI của các nước như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia – những nước Việt Nam nhập khẩu nhiều, thì ảnh hưởng thế nào tới lạm phát của Việt Nam cho thấy, sự thay đổi 5% PPI của Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới lạm phát của Việt Nam, có thể ảnh hưởng tới 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm 2023 và sẽ giảm dần. Với các nước mà Việt Nam đang thâm hụt thương mại do nhập khẩu nhiều như Hàn Quốc, Nhật Bản thì ảnh hưởng khoảng dưới 0,1%. Với Mỹ lại là câu chuyện khác, ảnh hưởng cao nhưng có thể liên quan đến nhiều tham số khác mà không phải là nhập khẩu đầu vào nguyên liệu và với Indonesia thì ảnh hưởng không nhiều. Theo TS. Thắng: “Điều cần đặc biệt chú ý là câu chuyện kiểm soát dịch Covid-19 ở Trung Quốc ra sao. Việc kiểm soát Covid-19 ở Trung Quốc tác động tới lạm phát của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với cuộc xung đột Nga - Ukraine”.
Thêm ý kiến về vấn đề này, TS. Vũ Sỹ Cường - Phó Trưởng bộ môn Phân tích chính sách tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, rất khó để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4% trong năm 2022. Lý do chính là Việt Nam mới qua một quý đầu năm nhưng chỉ số giá sản xuất PPI đã tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tiếp tục chính sách “zero Covid” sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lạm phát của Việt Nam, bởi rất nhiều hàng hóa nhập khẩu đầu vào và kể cả hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam đều liên quan đến Trung Quốc và thế giới cũng như vậy.
Kiểm soát tốt nguồn cung
Trước những áp lực lạm phát đang gia tăng, TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, Chính phủ cần sớm có những đánh giá chính thức đối với nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài để đưa ra những chính sách ứng phó kịp thời. Trước mắt, chúng ta cần kiểm soát tốt nguồn cung, chuỗi cung ứng vật liệu sản xuất, kể cả hàng hóa tiêu dùng để vừa giảm áp lực lạm phát, vừa giúp giảm rủi ro kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Cùng với đó là tháo gỡ những vướng mắc về logistics, giảm thiểu tình trạng ách tắc ở biên giới do công tác phòng dịch.
Áp lực gia tăng lạm phát liên quan đến chỉ số CPI và trọng số trong giỏ hàng hoáTheo TS. Trần Toàn Thắng, áp lực gia tăng lạm phát liên quan đến chỉ số CPI và trọng số trong giỏ hàng hóa. Câu hỏi đặt ra là có nên thay đổi giỏ hàng hóa hay không vì sau dịch Covid-19, trọng số trong giỏ hàng hóa đã có sự thay đổi nên việc cập nhật và thay đổi trọng số này sẽ phản ánh sát thực hơn lạm phát của nền kinh tế. |
Về lâu dài, cần xây dựng các thể chế về chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư và liên kết đầu tư giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời, quyết liệt và nhanh hơn các gói kích thích kinh tế đã được thông qua trong Nghị quyết 11, bên cạnh gói đầu tư cơ sở hạ tầng, các gói cho vay hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ xây nhà ở xã hội cho người lao động, các biện pháp giảm thuế phí cho đối tượng cụ thể cần được đầy mạnh hơn nữa.
Còn theo khuyến nghị của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, giá tiêu dùng và sản xuất tăng đặt ra yêu cầu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước vì lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần có các biện pháp can thiệp chính sách có mục tiêu để loại bỏ tác động của giá cả tăng đối với người dân, đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Chính sách giảm thuế đối với xăng dầu được ban hành gần đây là một biện pháp trong ngắn hạn như vậy. Trong trung hạn, việc xây dựng hệ thống đảm bảo xã hội có mục tiêu, hiệu quả và có khả năng ứng phó tốt hơn sẽ giúp tăng cường khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài như cú sốc tăng giá hàng hóa thế giới hiện nay.
Theo WB, nếu tình trạng tăng giá kéo dài, nền kinh tế sẽ cần phải điều chỉnh và thích nghi với sự thay đổi giá cả. Các cấp có thẩm quyền cũng nên cân nhắc những cải cách mang tính cấu trúc để nâng cao năng suất của nền kinh tế và tăng tổng cung. Các biện pháp này bao gồm giảm thuế đối với các hoạt động đầu tư sản xuất và đổi mới sáng tạo, giảm rào cản trong môi trường kinh doanh, giảm chi phí logistics và đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động.
Sự phục hồi của tổng cầu diễn ra chậm hơn bình thườngBình luận về sự phục hồi của cầu tiêu dùng trong nước, TS. Trần Toàn Thắng cho rằng, có thể thấy sự phục hồi của cầu tiêu dùng trong nước quý I/2022 tương đối nhanh (tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước theo Tổng cục Thống kê) nhưng không nhanh so với bình thường vì thu nhập của người dân trong 2 năm qua đã giảm mạnh nên rất khó để kích được tiêu dùng nhanh. Theo kinh nghiệm quốc tế, ví dụ tại Mỹ, cần khoảng thời gian 9 tháng sau đợt khủng hoảng cầu về tiêu dùng hàng hóa mới trở lại mốc trước khủng hoảng. Theo TS. Thắng, nếu điều kiện trong và ngoài nước thuận lợi thì kỳ vọng về sự phục hồi tổng cầu của Việt Nam sẽ tốt hơn từ quý III/2022 trở đi. Tuy nhiên, theo TS. Vũ Sỹ Cường, sự phục hồi của tổng cầu tại Việt Nam như vậy là rất chậm so với thế giới nên rất thách thức để thực hiện tăng trưởng cao ở Việt Nam. “Tôi cho rằng nếu không có các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn tăng tổng cầu thì nguy cơ về tăng trưởng dưới mục tiêu đề ra là hiện hữu” - TS. Vũ Sỹ Cường nhấn mạnh. Bên cạnh đó, cũng theo TS. Cường, do dịch Covid-19 nên tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam giảm do tổng cầu và năng suất lao động tổng hợp giảm. Xu hướng giảm này dẫn tới xu hướng tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam trong 10 năm qua từ khoảng 6,5 - 6,8% hiện nay đã giảm xuống còn dưới mức 6%. Điều này có nghĩa là khả năng tăng trưởng tối đa của Việt Nam trong thời gian tới chỉ trong khoảng 6%. Đây là vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý khắc phục để thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng lên mức cao hơn nữa. Lo ngại về rủi ro lạm phát ở Việt Nam gần đây cũng được nhiều tổ chức quốc tế đề cập. IMF dự báo chỉ số này đạt 3,9% cuối năm nay, còn Standard Chartered Bank đưa ra viễn cảnh lạm phát vượt 4% trong năm 2022 và có thể đạt mức 5,5% vào 2023. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/823e298465.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。