【kết quả giải úc】Xuất khẩu thủy sản gia tăng sức cạnh tranh bằng chất lượng
Xuất khẩu thuỷ sản tránh phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Xuất khẩu nông sản ngày càng cạnh tranh khốc liệt Giá giảm,ấtkhẩuthủysảngiatăngsứccạnhtranhbằngchấtlượkết quả giải úc xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh |
Nâng cao chất lượng nguồn giống
Nhận định về cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong tháng cuối năm, theo nhiều chuyên gia, thông thường vào những tháng cuối năm do nhu cầu tăng cao nên lượng tồn kho của các nhà nhập khẩu giảm, các doanh nghiệp bước vào chu kỳ nhập hàng mới, cùng với đó là làn sóng dịch chuyển các đơn hàng của Mỹ và tiềm năng từ các đơn hàng Trung Quốc… sẽ giúp thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu của ngành thủy sản tăng cao.
Chính vì vậy, để đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm 2024 cũng như gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, nhiều địa phương đã và đang triển khai cải thiện chất lượng ngay từ nguồn giống.
Là 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm khoảng trên 40%, cá tra chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Do đó, để cá tra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, giữ vững thị trường, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, khâu đầu tiên yêu cầu phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Những công nghệ mới nhất cần được ứng dụng vào ngành hàng cá tra, trong đó, giống chất lượng cao là khâu then chốt, yếu tố quyết định để ngành hàng cá tra phát triển bền vững.
Đến đầu tháng 10, xuất khẩu tôm mang về cho Việt Nam gần 3 tỷ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa: Nguyễn Hiền |
Đối với tôm giống, là địa phương được coi là trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước, hàng năm cung cấp 40 – 50 tỷ con tôm giống, đáp ứng 35 – 40% nhu cầu tôm giống của cả nước, Hiệp hội tôm giống Ninh Thuận kiến nghị, cần tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm bố mẹ nhập khẩu. Đối với tôm bố mẹ có nguồn gốc gia hóa trong nước, cần định kỳ tổ chức khảo nghiệm, hậu kiểm để kiểm tra, đánh giá lại chất lượng tôm bố mẹ.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, hướng đến việc quy định bắt buộc áp dụng các quy trình bảo đảm an toàn sinh học trong trại giống. Có các giải pháp, cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa vùng nuôi và vùng sản xuất, sản xuất con tôm giống theo đặt hàng.
Chuyển dịch dần sang xu hướng xanh
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn giống, xu hướng nuôi trồng và chế biến thủy sản giảm phát thải khí nhà kính cũng sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường phù hợp các chứng nhận quốc tế.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc chuyển dịch theo hướng xanh, sản xuất tuần hoàn là xu thế của nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi từ quy định, luật lệ, tiêu chuẩn về môi trường.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh minh họa: CM |
Tuy nhiên, việc theo đuổi chiến lược xuất khẩu xanh không phải ngay lập tức giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất tài chính tốt, mà cần thời gian để doanh nghiệp tạo dựng và phát triển được lợi thế cạnh tranh. Khi doanh nghiệp đã đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thì lúc đó doanh nghiệp mới đạt được hiệu suất tài chính.
Nhiều công ty thủy sản lớn như: Skretting Việt Nam, De Heus, Minh Phú, Thăng Long, Việt Nam Food (VNF)… đang đầu tư nghiên cứu và phát triển hướng tới nuôi trồng thủy sản giảm phát thải ròng.
Theo ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Rynan Technologies, việc ứng dụng công nghệ số vào quản lý chuỗi giá trị thủy sản giúp quản lý hiệu quả hơn các nguồn lực, giảm thiểu thất thoát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công nghệ như IoT, blockchain và AI có thể giúp giám sát và dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi, từ đó điều chỉnh kịp thời để giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
Mặc dù chuyển đổi sang kinh tế xanh mang lại nhiều lợi ích, song quá trình này cũng đối mặt với không ít thách thức. Đầu tiên là chi phí chuyển đổi cao và sự hạn chế về công nghệ hiện đại trong ngành thủy sản. Nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi áp dụng công nghệ mới do thiếu vốn và kiến thức.
Ngoài ra, thói quen sản xuất truyền thống đã hình thành từ lâu cũng là một rào cản lớn, đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và nhận thức của người dân.
“Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất và chế biến thủy sản theo định hướng kinh tế xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên mà còn nâng cao sức cạnh tranh, mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế đang ngày càng ưu tiên sản phẩm xanh, sạch và bền vững”, ông Nguyễn Thanh Mỹ khẳng định.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cá tra tháng 10 năm 2024 ước đạt 180,7 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, sản lượng cá tra ước đạt 1.440,2 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023. Về nuôi tôm, sản lượng tôm 10 tháng năm 2024 ước tính đạt 1.106,9 nghìn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tôm sú đạt 234,8 nghìn tấn, tăng 2,6%; tôm thẻ chân trắng đạt 798,9 nghìn tấn tăng 5,8%. |