Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/1: Nhóm kim loại đồng loạt tăng giá,ịtrườnghànghóahômnayngàyGiádầutănggiáđậutươngquayđầugiảmhơtrận đấu sporting gặp atalantagiá dầu tiếp tục diễn biến giằng co Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/1: Tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh, ngô phá vỡ xu hướng giằng co |
Trái với sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng giá nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản, sắc xanh bao phủ các mặt hàng nhóm năng lượng và kim loại. Chỉ số MXV-Index tăng 0,35% lên 2.153 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức gần 4.300 tỷ đồng. Triển vọng nhu cầu tích cực kéo giá dầu tăng 3% Theo MXV, kết thúc ngày giao dịch 25/1, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong gần hai tháng sau dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt dự kiến trong quý IV/2023, thúc đẩy triển vọng tích cực về nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục leo thang làm gia tăng rủi ro gián đoạn thương mại toàn cầu, cũng góp phần củng cố lực mua trên thị trường. | Bảng giá năng lượng |
Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 3,02% lên 77,36 USD/thùng. Dầu Brent tăng 2,99% lên 82,43 USD/thùng. Theo báo cáo sơ bộ lần 1 của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 của Mỹ tăng 3,3% so với quý trước, cao hơn nhiều so với dự báo tăng 2% của các chuyên gia kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nước này vẫn mạnh mẽ bất chấp áp lực từ môi trường lãi suất cao, củng cố kịch bản “hạ cánh mềm”. Kỳ vọng vào sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Mỹ sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu là động lực mạnh mẽ hỗ trợ giá dầu tăng cao. | Triển vọng nhu cầu tích cực kéo giá dầu tăng 3% |
Thêm vào đó, lực mua trên thị trường cũng được thúc đẩy bởi triển vọng nhu cầu dầu tích cực của Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Theo dữ liệu từ Cơ quan Phân tích và Kế hoạch Dầu khí (PPAC), mức tiêu thụ nhiên liệu của quốc gia Nam Á này trong năm tài chính 2024 - 2025 bắt đầu từ ngày 1/4, dự kiến sẽ tăng 2,7% lên 238,9 triệu tấn, so với ước tính sửa đổi là 232,5 triệu tấn cho năm tài chính hiện tại. Trong đó, nhu cầu xăng trong nước dự kiến tăng 5,4% lên 39,2 triệu tấn, nhu cầu dầu diesel dự kiến tăng 2,7% lên 92,4 triệu tấn. Đáng chú ý, căng thẳng địa chính trị tại hai khu vực sản xuất dầu hàng đầu thế giới vẫn tiếp tục leo thang làm gia tăng mối lo ngại gián đoạn nguồn cung trên thị trường. Hãng tàu khổng lồ Maersk cho biết các vụ nổ trong khu vực Biển Đỏ đã buộc hai tàu do công ty con của Mỹ vận hành và chở quân nhu của Mỹ phải quay đầu khi đi qua eo biển Bab al-Mandab ngoài khơi Yemen. Trong khi đó, lãnh đạo Houthi tuyên bố nhóm này sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel, cho đến khi viện trợ đến tay người dân Palestine ở Gaza. Tại Nga, máy bay không người lái của Ukraine đã không kích vào nhà máy lọc dầu Tuapse với công suất 240.000 thùng/ngày thuộc sở hữu của Rosneft ở miền nam nước Nga. Đây là cuộc không kích thứ tư nhằm vào mục tiêu cơ sở hạ tầng năng lượng lớn của Nga trong tuần qua, làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung năng lượng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông vẫn diễn ra căng thẳng. Giá đậu tương quay đầu giảm hơn 1% Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 25/1, cả ba mặt hàng trong nhóm đậu tương đều chìm trong sắc đỏ. Sau ba phiên liên tiếp đóng cửa tăng giá, đậu tương đã quay đầu giảm hơn 1% vào ngày hôm qua. Phe bán được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi thị trường đón nhận những kết quả gây thất vọng từ báo cáo Bán hàng Xuất khẩu (Export Sales) được công bố trong phiên tối. | Bảng giá nông sản |
Cụ thể, USDA cho biết, trong tuần kết thúc vào ngày 18/1, Mỹ chỉ bán được 560.896 tấn đậu tương niên vụ 23/24, thấp hơn 28,2% so với mức đạt được trong báo cáo trước đó, và nằm dưới mức doanh số tối thiểu mà thị trường kỳ vọng, 700.000 tấn. Con số này cũng đồng thời đánh dấu tuần thứ 5 liên tiếp doanh số bán hàng của Mỹ không đạt mức 1 triệu tấn. Những số liệu trên vẫn cho thấy nhu cầu quốc tế đối với đậu tương Mỹ đang ở mức thấp. Đây là yếu tố chính gây áp lực đến giá đậu tương trong phiên vừa rồi. Đối với tình hình sản xuất, Sở Kinh tế Nông thôn Parana (Deral) mới đây đã hạ dự báo sản lượng đậu tương năm nay của Parana - bang sản xuất lớn thứ 2 Brazil xuống còn 19,2 triệu tấn, giảm 11,9% so với ước tính trước đó. Điều này chủ yếu là do diện tích canh tác được điều chỉnh giảm nhẹ từ mức 5,8 triệu ha trong báo cáo trước. Tuy nhiên, việc các tổ chức nông nghiệp liên tục hạ sản lượng của Brazil do khô hạn giai đoạn cuối năm ngoái không còn gây bất ngờ và hỗ trợ mạnh tới giá, nhất là khi thị trường đang chờ đợi kết quả ban đầu của vụ thu hoạch đậu tương ở nước này. Do vậy, tác động của thông tin này tới giá đậu tương khá hạn chế. Giá hai mặt hàng thành phẩm cũng đồng loạt giảm mạnh vào ngày hôm qua. Đà hồi phục trong hai phiên liên tiếp của khô đậu tương đã chững lại khi giá lao dốc hơn 1%. Trong khi đó, dầu đậu tương hợp đồng tháng 3 ghi nhận mức giảm 1,67%, trở thành mặt hàng giảm mạnh nhất trong nhóm nông sản. Bên cạnh xu hướng giảm chung của cả nhóm, dầu đậu cũng chịu sức ép gián tiếp từ triển vọng nguồn cung dầu thực vật mở rộng, khi ITS cho biết xuất khẩu dầu cọ trong 25 ngày đầu tháng 1 của Malaysia đã tăng nhẹ so với cùng kỳ tháng trước. Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong ngày 24/1, giá khô đậu tương Nam Mỹ nhập khẩu về cảng Việt Nam được điều chỉnh giảm nhẹ. Theo đó, giá chào bán khô đậu tương Nam Mỹ tại cảng Cái Lân ở mức 13.000 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 2, giá khô đậu tương dao động quanh mức 12.600 - 12.700 đồng/kg. Tại cảng Vũng Tàu, giá chào bán ghi nhận thấp hơn khoảng 100 đồng so với cảng Cái Lân. Giá một số hàng hóa khác | Bảng giá kim loại |
| Bảng giá nguyên liệu công nghiệp |
|