【tỷ số trận newcastle】Tạo cơ chế và nguồn lực phù hợp cho báo chí phát triển

Tạo cơ chế và nguồn lực phù hợp cho báo chí phát triển
Sự bùng nổ của các loại hình truyền thông mới đã làm thay đổi phương thức làm báo. Anh: TL

Báo chí đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn

Trong thời gian qua, “kinh tế báo chí” là một chủ đề được đề cập đến nhiều, không chỉ trên các diễn đàn của giới báo chí, mà còn thể hiện trong các chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước, nhằm hướng tới củng cố, xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam đáp ứng với yêu cầu mới của công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, báo chí hiện nay đang đối mặt với những thách thức, khó khăn.

Theo đánh giá của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), từ năm 2020 đến nay, kinh tế báo chí tiếp tục gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, cùng với sự chi phối, cạnh tranh của các nền tảng xuyên biên giới, mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới. Số lượng phát hành và quảng cáo của nhiều cơ quan báo chí giảm, nhiều cơ quan báo chí phải giảm trang, giảm kỳ xuất bản, một số cơ quan báo chí phải tạm ngừng xuất bản báo in.

Tạo cơ chế và nguồn lực phù hợp cho báo chí phát triển
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm

"Các hình thái truyền thông khác sẽ nhanh chóng thay thế một số vai trò của báo chí, nếu như chúng ta không nâng tầm đội ngũ báo chí cách mạng, không tạo được cơ chế và nguồn lực tài chính phù hợp cho các cơ quan báo chí hoạt động và phát triển”.

Theo Cục Báo chí, sự tham gia điều tiết của Nhà nước bằng nguồn lực tài chính cho báo chí còn thấp, chưa đồng đều, thường xuyên. Trong đó chi thường xuyên hiện chiếm dưới 0,5% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước, chi đầu tư phát triển báo chí chiếm dưới 0,3% tổng chi đầu tư ngân sách nhà nước. Không nhiều cơ quan chủ quản bố trí ngân sách, nguồn lực để đặt hàng hoặc hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền.

Đặc biệt hơn, có không ít cơ quan chủ quản không những không giúp gì về nguồn lực tài chính cho cơ quan báo chí của mình hoạt động, ngược lại còn áp đặt cơ quan báo chí phải có một số khoản đóng góp trái pháp luật để bổ sung nguồn chi hoạt động của cơ quan chủ quản… Những tồn tại, hạn chế đó đã tạo áp lực lên cả “hai vai” với các cơ quan báo chí cả về thực thi nhiệm vụ chính trị thông tin, tuyên truyền, cả về câu chuyện đời sống “cơm áo gạo tiền”.

Theo số liệu của Bộ TT&TT về mức độ tự chủ và cơ cấu nguồn kinh phí của cơ quan báo chí, tạp chí cho thấy: 39% tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên; 36% tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 25% ngân sách bảo đảm chi thường xuyên.

Về cơ cấu nguồn kinh phí của cơ quan báo chí: Đối với báo chí in, báo chí điện tử: NSNN cấp chiếm 23%; nguồn thu từ dịch vụ chiếm 77%; đối với phát thanh, truyền hình: NSNN cấp chiếm 37,7%; nguồn thu từ dịch vụ chiếm 62,3%.

Tìm giải pháp “gỡ khó” cho kinh tế báo chí

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, sự bùng nổ của các loại hình truyền thông mới đã làm thay đổi phương thức làm báo, thay đổi cách tiếp cận, hưởng thụ thông tin của công chúng trong bối cảnh mới. Trong khi đó, nhiều cơ quan báo chí chưa thực sự bắt nhịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Do đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm - một nhà lãnh đạo quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, vừa là một nhà báo lâu năm có nhiều kiến thức, kinh nghiệm nghề báo - đã đánh giá và đưa ra cảnh báo: "Các hình thái truyền thông khác sẽ nhanh chóng thay thế một số vai trò của báo chí, nếu như chúng ta không nâng tầm đội ngũ báo chí cách mạng, không tạo được cơ chế và nguồn lực tài chính phù hợp cho các cơ quan báo chí hoạt động và phát triển”.

Thực tế cho thấy, cùng với bối cảnh khó khăn của kinh tế trong nước và quốc tế trong những năm qua, một thách thức đang hiện hữu đối với nguồn thu kinh tế của báo chí hiện nay, đó là dòng tiền quảng cáo – một nguồn thu quan trọng, chủ lực của báo chí - đang chảy mạnh vào túi các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ: “Xu hướng sụt giảm doanh thu của các cơ quan báo chí ngày càng mạnh hơn trong những năm qua, nhưng đến nay chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc suy nghĩ tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Thực trạng đó có thể do cả khách quan và chủ quan, nhưng trước hết điều này có một phần trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ các cơ chế chính sách chưa đủ nhanh, chưa kịp thời”.

Nhiều ý kiến của các nhà báo, các nhà quản lý cũng đã thể hiện sự trăn trở, nêu giải pháp góp sức giúp báo chí vượt qua những thách thức khó khăn đang đặt ra trong bối cảnh mới, không để cơ quan báo chí phải tự lo, “tự bơi” về kinh phí hoạt động…

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, cùng với việc hoàn thiện và tháo gỡ cơ chế, chủ trương, chính sách để hỗ trợ báo chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng, bảo đảm được điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế để hoạt động, Bộ TT&TT đang xây dựng tiêu chí để xác định các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, với quan điểm, nguyên tắc là những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thì nhà nước sẽ đảm bảo về kinh phí, có thể bằng cơ chế đặt hàng, mua dịch vụ... để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí.

Nhiều giải pháp cho kinh tế báo chí đã được các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đưa ra như chuyển đổi số báo chí, tạo ra các tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, để báo chí đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận xã hội; chuyển đổi số gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới...

Theo Nhà báo Lê Quốc Minh, Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Việt Nam đang bước vào công cuộc chuyển đổi số, báo chí cũng không là ngoại lệ. “Chuyển đổi số sẽ là một trong những chìa khóa rất quan trọng, không muốn nói là tiên quyết, để giải bài toán tồn tại của mỗi cơ quan báo chí”, ông Minh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng đưa ra gợi mở cụ thể: “những người làm báo đừng nên phí lực lượng vào những loại tin tức na ná giống nhau, mà phải suy nghĩ nghiêm túc về giá trị thực sự của báo chí. Đó là khả năng viết những câu chuyện sâu sắc, những câu chuyện riêng có, độc bản, không thể sao chép, không loại máy móc nào có thể ngụy tạo viết được”. Từ đó tạo ra giá trị riêng có cho thông tin báo chí, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác truyền thông, thúc đẩy các cơ quan báo chí vươn lên, xác lập vị thế, góp sức xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển theo đúng định hướng Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.

Xây dựng tiêu chí để hỗ trợ kinh phí cho cơ quan báo chí

Cùng với việc hoàn thiện và tháo gỡ cơ chế, chủ trương, chính sách để hỗ trợ báo chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng, bảo đảm được điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế để hoạt động, Bộ TT&TT đang xây dựng tiêu chí để xác định các nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, với quan điểm, nguyên tắc là những hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thì nhà nước sẽ đảm bảo về kinh phí, có thể bằng cơ chế đặt hàng, mua dịch vụ... để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí.

Thể thao
上一篇:Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
下一篇:Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai