TheĐắkNôngPháthiệnkgđùigàđônglạnhkhôngrõnguồngốnhận định bóng đá newcastleo đó, Đội Quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông đã tiến hành tạm dừng, kiểm tra xe ô tô tải mang biển kiểm soát 47A-28XX5, do ông L.A.V. điều khiển. Trên xe, lực lượng chức năng phát hiện 300kg đùi gà đông lạnh chưa qua chế biến, không có thông tin, tài liệu hay hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Ông L.A.V. thừa nhận đã mua số hàng hóa này với mục đích bán kiếm lời nhưng chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện và bắt giữ. Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm và đang tiến hành xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đùi gà đông lạnh bị tạm giữ, xử lý. Ảnh: Cục QLTT Đắk Nông
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7047:2020 về thịt đông lạnh, các sản phẩm gia súc, gia cầm khi đưa vào giết mổ cần đáp ứng đầy đủ quy định về kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm. Sau khi giết mổ, thịt phải được bảo quản ở nhiệt độ mát, bao gói và cấp đông để duy trì chất lượng sản phẩm, đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về vận chuyển, bảo quản và ghi nhãn. Đặc biệt, thịt đông lạnh cần được vận chuyển với nhiệt độ không quá âm 12°C và không được bảo quản quá 18 tháng.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, thậm chí được chế biến từ thịt ôi thiu, có thể gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, thực phẩm đông lạnh, đặc biệt là thịt, rất dễ bị phân hủy và ôi thiu do chứa nhiều đạm. Việc sử dụng thực phẩm đông lạnh quá hạn hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng cho người sử dụng.
Bác sĩ Trần Thị Trà Phương, chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome, cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ bao bì, thông tin sản phẩm, và tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không có nhãn mác.
Việc kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở quán ăn cũng có thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe của người sử dụng. Do đó, trường hợp kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo luật sư Nguyễn Văn Lập - Đoàn Luật sư TP HCM, trong trường hợp sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, mức phạt đối với cá nhân có thể lên đến 200 triệu đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ 100 triệu đồng trở lên. Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt có thể gấp đôi mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Ngoài ra, các tang vật vi phạm có thể bị tiêu hủy nếu gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Đặc biệt, đối với những sản phẩm thực phẩm làm từ động vật chết do bệnh hoặc dịch bệnh, hành vi buôn bán hoặc cung cấp những sản phẩm này có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317 của Bộ luật Hình sự nếu giá trị sản phẩm vượt quá 10 triệu đồng.
Duy Trinh