您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ty le ca cuoc ngoai hang anh】Họp báo Bộ Công Thương quý II: Cả nước có hơn 20.000 MW điện mặt trời đã được vận hành 正文

【ty le ca cuoc ngoai hang anh】Họp báo Bộ Công Thương quý II: Cả nước có hơn 20.000 MW điện mặt trời đã được vận hành

时间:2025-01-11 20:46:53 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Họp báo Bộ Công Thương thường kỳ Quý II/2022 và gặp mặt các phóng viên báo chí Họp báo Bộ Công Thươn ty le ca cuoc ngoai hang anh

Họp báo Bộ Công Thương thường kỳ Quý II/2022 và gặp mặt các phóng viên báo chí Họp báo Bộ Công Thương quý II: Bộ Công Thương giải đáp rõ về vấn đề xăng dầu

Một trong những vấn đề được phóng viên quan tâm tại buổi họp báo Bộ Công Thương quý II/2022 là cơ chế nào cho điện mặt trời khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã hết hiệu lực?ọpbáoBộCôngThươngquýIICảnướccóhơnMWđiệnmặttrờiđãđượcvậnhàty le ca cuoc ngoai hang anh

Họp báo Bộ Công Thương quý II: Cả nước có hơn 20.000 MW điện mặt trời đã được vận hành
Ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Quốc Hùng cho biết: Theo Quyết định 11, 13 được Chính phủ ban hành đã có rất nhiều ưu đãi để khuyến khích phát triển điện măt trời, đặc biệt về giá. Tuy nhiên, Quyết định 13/2020/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ ngày 30/12/2020. Như vậy sau thời gian này, tất cả cơ chế ưu đãi không còn được áp dụng.

Đối với vấn đề giá mua đối với các dự án điện mặt trời nối lưới, Quyết định 11, 13 đưa ra các ưu đãi như: Quyết định 11, giá mua là 9,35 cent/kWh; Quyết định 13: giá mua điện mặt đất là 7,09 cent/kWh, điện mặt trời mái nhà là 8,38 cent/kWh. Với những cơ chế ưu đãi này, điện mặt trời đã phát triển rất nhanh trong một thời gian ngắn. Đến nay, Việt Nam gần 20.000 MW điện mặt trời các loại đã được đưa vào vận hành.

Họp báo Bộ Công Thương quý II: Cả nước có hơn 20.000 MW điện mặt trời đã được vận hành

Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định, đến nay, tỷ lệ điện mặt trời được lắp đặt đã tương đối lớn so với tỷ lệ cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam. Với loại hình đặc thù, điện mặt trời có nhiều nhược điểm (phụ thuộc vào thời tiết, cường độ ánh sáng), không phải muốn có bao nhiêu cũng được. Vì vậy, Việt Nam đã và đang cân đối các nguồn khác để dự phòng phát điện cho sản xuất, đời sống. Như vậy điện mặt trời chỉ có tỷ lệ phù hợp để cân bằng cung cấp và phải đáp ứng được an toàn vận hành hệ thống thì mới phát triển được.

Đối với những cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời, theo ông Hùng, hiện ưu đãi của Nhà nước chỉ áp dụng trong thời gian nhất định để thu hút đầu tư vào dự án năng lượng tái tạo. Việc kéo dài thời gian khuyến khích đến nay không còn phù hợp. Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Thông tư về khung giá bán điện, cũng như xây dựng cơ chế đấu thầu cho chủ đầu tư đối với các loại hình phát điện, trong đó có điện mặt trời.

Liên quan đến kết quả rà soát các vấn đề liên quan đến điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương cho biết: Hiện Bộ đã có kết quả và báo cáo Thủ tướng. Trong đó, đối với những tồn tại, vướng mắc, Bộ đang giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý, báo cáo.