当前位置:首页 > Cúp C2

【tin cúp c1】Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: "Tránh tình trạng 1 cái bánh cõng 13 giấy phép”

thu truong bo y te nguyen thanh long quottranh tinh trang 1 cai banh cong 13 giay phep

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Y tế tại Cục Hải quan Hải Phòng. Ảnh: Q.H

Sáng nay 14/3,ứtrưởngBộYtếNguyễnThanhLongampquotTránhtìnhtrạngcáibánhcõnggiấyphétin cúp c1 tại Hải Phòng, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm làm trưởng đoàn kiểm tra công tác triển khai Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành có hiệu lưc từ ngày 2/2/2018) ở Cục Hải quan Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Nghị định 15 thực sự là cuộc cách mạng trong quản lý an toàn thực phẩm, thay đổi căn bản phương thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý rủi ro, quản lý nguy cơ. Phương thức quản lý này tiệm cận với tất cả các nước trên thế giới và khu vực như Mỹ, Thái Lan, Singapore...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long hoan nghênh Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã quyết liệt trong triển khai, tiếp cận rất nhanh Nghị định 15, bởi đây là một nhiệm vụ mới, không có chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Sự thay đổi lớn lần này là giao cho cơ quan Hải quan trong vấn đề kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là trong quá trình thực hiện đã chỉ ra nhiều vướng mắc, đề ra giải pháp tháo gỡ.

Qua đó, Nghị định 15 cởi trói những thủ tục hành chính phiền hà cho doanh nghiệp, tạo động lực phát triển, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những thay đổi về thủ tục hành chính sẽ tiết kiệm về nhân công, chi phí. Theo tính toán, sẽ tiết kiệm hơn 7 triệu ngày công, hơn 3.000 tỷ đồng. Uớc tính thủ tục hàng chính giảm từ 90 đến 95%. Riêng thủ tục kiểm tra Nhà nước về thực phẩm nhập khẩu giảm 95%.

Khi Nghị định 15 ra đời, do thay đổi đột ngột và có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành ít nhiều gây bối rối cho cơ quan chức năng khi thực hiện.

Ngoài ra, các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế đã có chỉ đạo sát sao trong triển khai Nghị định 15.

Tại buổi làm việc, đại diện Cục Hải quan Hải Phòng phản án một số vướng mắc từ thực tiễn hoạt động ở cơ sở như: Cần có hướng dẫn việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm phân biệt đối với lô hàng và với mặt hàng quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hay điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Cơ quan hải quan có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.” Tuy nhiên, đơn vị hải quan cơ sở chưa được hướng dẫn cách thức lựa chọn ngẫu nhiên 5% trên tổng số lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 1 năm để chuyển kiểm tra hồ sơ.

Mặt khác, khoản 3 Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam".Nhưng hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa cung cấp các danh sách trên cho cơ quan Hải quan để thực hiện...

Giải đáp vướng mắc của Hải quan Hải Phòng, Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ, phương thức tự công bố hoàn toàn mới và không có giấy xác nhận nào ở quy trình tự công bố. Khi doanh nghiệp đăng ký một sản phẩm bất kỳ, phải tự công bố sản phẩm đó và có thể niêm yết công khai tại trụ sở và được quyền sản xuất ngay. Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi một bản cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ mục đích kiểm tra, thanh tra mà không phục vụ lợi ích lưu thông hàng hóa.

Nghị định 15 quy định rõ, doanh nghiệp gửi bản tự công bố tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do tỉnh, thành phố chỉ định (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế...).

Bộ Y tế đang xây dựng dữ liệu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm tiện cho việc tra cứu có bao nhiêu đơn vị sản xuất, có bao nhiêu sản phẩm, cũng như thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Liên quan đến vướng mắc về kiểm tra Nhà nước về thực phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, điều 13 Nghị định 15 đã mở rộng đối tượng được miễn kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (9 điểm), chỉ trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm. Hiện sản phẩm được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (trước đây là Giấy Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và có thời hạn) không có thời hạn, lưu hành trong suốt vòng đời của sản phẩm.

Bên cạnh đó, miễn kiểm tra đối với sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước mà phải thực hiện đúng cam kết nguyên liệu phục vụ sản xuất ra sản phẩm. Tuy nhiên doanh nghiệp không được quyền bán nguyên liệu ra thị trường.

Thứ trưởng Bộ Y tế ví von: “Tránh tình trạng một cái bánh cõng 13 giấy phép”. Bởi theo quy định cũ, mỗi sản phẩm khi lưu thông trên thị trường phải có một giấy đăng ký với cơ quan chức năng. Nhưng hiện tại mỗi sản phẩm khi lưu hành chỉ cần Giấy tự công bố chất lượng của DN (và DN tự chịu trách nhiệm về Giấy tự công bố này) hoặc Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước...

Điều 14 Nghị định 15 cũng quy định, yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu. Điều này có vai trò quan trọng, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp trong nước. Trong quá trình trao đổi thương mại giữa các nước thường đặt ra hàng rào kỹ thuật, mỗi quốc gia muốn nhập khẩu cá tra vào Việt Nam phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận là quốc gia được nhập khẩu. Cụ thể, khoản 3, điều 14, Nghị định 15 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam.

Tại Điều 15 Nghị định 15 quy định, cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu (là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định). Tức là, các cơ quan kiểm tra Nhà nước về an toàn thực phẩm đã được các bộ giao hoặc chỉ định và phải có thông báo cho cơ quan Hải quan biết và thực hiện (trong trường hợp có bổ sung).

分享到: