Thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa cũng là lúc người chăn nuôi quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe đàn gia súc,ệnhgiascgiacầmmalạsố liệu thống kê về yokohama f. marinos gặp urawa red diamonds gia cầm và cảnh giác cao với dịch bệnh. Người chăn nuôi chủ động các biện pháp bảo vệ đàn trong mùa lạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là rất cao. Nguyên nhân do tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi. Công tác tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Thời tiết chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng và gây ra dịch bệnh… Tại Hậu Giang, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền đến người dân từ sớm, góp phần giúp bà con chủ động bảo vệ đàn. Để chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn trâu của mình, ông Nguyễn Hồng Ngự, ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, rất chú trọng khâu tiêm phòng, nhất là dịch tả, tụ huyết trùng và bệnh lở mồm long móng. “Tôi cho rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mùa lạnh này, đàn trâu dễ bị bệnh lở mồm long móng. Hồi tháng 8, tôi đã tiêm đủ liều, đúng lịch. Dịch tả, tụ huyết trùng thì năm nào cũng phải phòng chứ trâu mà nhiễm bệnh rồi là dễ chết lắm. Chi phí vắc-xin tiêm phòng không nhiều nhưng nó giúp bảo vệ đàn vật nuôi rất hiệu quả”, ông Ngự chia sẻ. Hiện nay, ngành nông nghiệp đang triển khai các biện pháp khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan diện rộng. Theo đó, các địa phương sẽ rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng, tại khu vực chăn nuôi. Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia súc… Trong chăn nuôi, dịch bệnh dễ phát sinh lúc thời tiết thay đổi thường xuyên. Khi đó, đề kháng trong cơ thể vật nuôi yếu, giảm khả năng thích nghi với thay đổi của môi trường bên ngoài. Sau đợt thiệt hại do dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi rất thận trọng phòng bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, heo tai xanh… Tập quán chăn nuôi dần hình thành theo hướng giảm nhỏ lẻ sang quy mô lớn, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Ông Châu Thành Tiến, ở ấp Tân Phú A1, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho rằng: “Bây giờ nuôi heo phải làm chuồng kín chứ không dám nuôi chuồng hở như hồi xưa. Dịch bệnh ngày càng nhiều, mình càng phải cẩn thận với mong thu được hiệu quả kinh tế nhất định khi xuất chuồng”. Mùa lạnh, ẩm độ không khí tăng cao, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh trên gia cầm phát sinh và lây lan mạnh. Vào thời gian này, người nuôi gia cầm thường lo ngại các bệnh như: cúm, gumboro, hen, tụ huyết trùng... Sau khi đàn gà gần 50 con bị hao hụt cách đây 3 tháng, chị Nguyễn Kim Ngân, ở ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, mới dám tái đàn hồi đầu tháng 11 âm lịch. Lúc tái đàn thời tiết trở lạnh, để tránh hao hụt, sau khi mua con giống, chị Ngân làm lại khu chuồng nuôi cao ráo. Gà được tiêm ngừa bệnh tụ huyết trùng, cúm gia cầm ngay sau khi mua về. Thay vì nuôi thả vườn như trước thì giờ đây chị chọn cách nuôi nhốt để giảm rủi ro lúc giao mùa. “Bây giờ tôi mới tìm hiểu về phòng bệnh chứ ngày trước thì cứ mua về là nuôi thôi. Chăn nuôi một khi bị hao hụt rồi mới thấy chuyện tiêm phòng quan trọng đến mức nào. Từ 35 con giống này, tôi cố gắng chăm sóc tốt để tăng dần số lượng đàn”, chị Ngân cho hay. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh thì người chăn nuôi cần chủ động sớm biện pháp bảo vệ gia cầm trong mùa lạnh. Chuồng nuôi cần được tu sửa, che chắn kín gió. Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho gia cầm uống đủ nước sạch, đồng thời bổ sung vào nước một số chất khoáng, B-Complex, Vitamin C, B1, có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng sức đề kháng. Kiểm tra và xử lý không để đọng phân, nước thải, vệ sinh máng ăn uống thường xuyên… Ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan diện rộng. Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ngành đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vụ Đông xuân. Theo đó, tập trung công tác tuyên truyền; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hàng ngày vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Tổ chức tháng tổng vệ sinh, sát trùng môi trường từ ngày 20-12-2020 đến ngày 20-1-2021 để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin, nhất là đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh. Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương có ổ dịch cũ như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi để kiểm soát, xử lý dứt điểm khi có các ổ dịch phát sinh, không để lây lan, dây dưa kéo dài. Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc-xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố; bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại 28 tỉnh; bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 24 tỉnh, thành phố; bệnh tai xanh đã xảy ra tại 2 tỉnh; bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 10 tỉnh, thành phố. Các loại mầm bệnh có khả năng còn lưu hành, tồn tại trong môi trường và đàn gia súc, gia cầm là khá cao. |
Bài, ảnh: KỲ ANH |