Đây là chủ đề chính được tập trung trao đổi,ềudưđịađểpháttriểnthịtrườngbánlẻti le keo bong da thảo luận tại Diễn đàn Đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam, do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 20/3.
Tiềm năng lớn
Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, TTBL Việt Nam được đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trưởng nhanh. Đơn cử, giai đoạn 2015 - 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng so với năm trước từ 10,5 - 10,9%. Trong khi đó, năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, đây là mức tăng đột phá và cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của TTBL Việt Nam, theo bà Nga, trước hết là do nước ta có quy mô dân số lớn với hơn 93,7 triệu người và có cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18 - 50). Cùng với đó, kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng nhanh, kéo theo mức sống, mức chi tiêu của người dân cũng ngày càng tăng cao.
“Dự báo chi tiêu hộ gia đình của Việt Nam sẽ tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/tháng vào năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực (thị phần TTBL Việt Nam mới chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%...), đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTBL” – bà Nga nói.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thiện Trần |
Bên cạnh những thuận lợi từ nội tại, bà Nga cũng cho rằng, TTBL Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Cụ thể, với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA tiêu chuẩn cao như Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam – Liên minh châu Âu… là cơ hội để doanh nghiệp (DN) Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài “đổ” vào TTBL Việt Nam.
Ngoài ra, thông qua hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ đem lại cho các DN bán lẻ Việt cơ hội học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu những phương thức kinh doanh hiện đại, thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ... “Tất cả những yếu tố thuận lợi và cơ hội trên kỳ vọng sẽ thúc đẩy TTBL Việt Nam phát triển năng động hơn, tạo nên xung lực mới cho sự phát triển của ngành và hội nhập vào xu hướng thị trường quốc tế” – bà Nga nhấn mạnh.
Song vẫn còn những thách thức
Ông Lê Xuân Đình – Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo cho biết, bên cạnh những tiềm năng, TTBL Việt Nam hiện cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, ngành bán lẻ Việt Nam thiếu một chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững, thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường. Bên cạnh đó, các DN Việt phần lớn thiếu chiến lược phát triển kinh doanh, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế, thiếu các dịch vụ hậu mãi…
Mặt khác, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các DN bán lẻ trong nước còn gặp phải nhiều vướng mắc từ chính sách và thực thi chính sách của Nhà nước…
Để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời tạo động lực thúc đẩy TTBL có những bước phát triển mới trong thời gian tới, theo bà Lê Việt Nga, trước hết, về phía cơ quan quản lý Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ luật pháp và chính sách cho sự phát triển của TTBL. Bên cạnh chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của toàn xã hội, cả trong và ngoài nước cho việc hiện đại hóa hạ tầng thương mại, các cơ sở bán lẻ, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho thương mại điện tử bán lẻ, Nhà nước cần có chính sách phù hợp bảo vệ các nhà bán lẻ nhỏ, bảo vệ hàng hóa và thị trường trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.
Nhà nước cũng cần có các biện pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp và tạo thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các tập đoàn bán lẻ quốc gia để có đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và vươn tầm ra thị trường quốc tế…
Về phía DN, theo ông Vũ Vinh Phú – Nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, có 3 vấn đề cốt yếu mà các DN bán lẻ cần lưu ý để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là tốc độ (tức tăng cường áp dụng công nghệ vào kinh doanh và quản lý, nhằm đẩy mạnh tốc độ kết nối giữa DN và người tiêu dùng nhanh, hiệu quả), thương hiệu (thông qua khẳng định chất lượng sản phẩm) và chữ tín đối với khách hàng. Ngoài ra, DN cũng cần chú trọng đến chất lượng dịch vụ và văn hóa kinh doanh…./.
Diệu Thiện