当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【ty số bóng đá】Sáng tạo vì bệnh nhân

Tủ làm ấm dịch chuyền từ vật liệu phế thải của anh Hiền và bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân

Tủ ấm này vừa được Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Thừa Thiên Huế năm 2018 trao giải nhì và được Ban giám khảo tuyển chọn dự  thi các giải KHCN cấp trung ương.

Hay tin,ángtạovìbệnhnhâty số bóng đá buổi sáng đầu tuần mới đây tôi tìm đến nơi anh Hiền làm việc. Tò mò thông tin chiếc tủ làm ấm dịch chuyền vừa đạt giải sáng tạo KHCN tỉnh, anh nhẹ nhàng: “Chẳng lớn lao gì. Đây là công trình mà tôi và thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Đoàn Thanh niên, Phó Giám đốc BV Trung ương Huế, Cơ sở 2 (Phong An, Phong Điền) cùng nghiên cứu thực hiện, nhằm giúp đồng nghiệp giảm thời gian, tập trung chăm sóc, điều trị bệnh nhân tốt hơn”.

 Gần 20 theo nghề y, anh Hiền luôn gắn với công việc gây mê hồi sức cho ca bệnh trước và sau phẫu thuật, mổ xẻ. Công việc nhiều người thâm niên nghề y khẳng định, thành công hay thất bại, ngoài kỹ năng chuyên môn của phẫu thuật viên, có đóng góp quan trọng các thiết bị y tế, trong đó có phương pháp kỹ năng truyền dịch chuyền của các kỹ thuật viên, điều dưỡng. Bình quân mỗi ngày, các khoa, phòng tại BV Trung ương Huế tiêu tốn một lượng dịch chuyền rất lớn. Dược chất này muốn sử dụng an toàn cho người bệnh phải được bảo quản, giữ ấm với nhiệt độ thích hợp, nhất vào mùa lạnh khi chuyền vào bệnh nhân để đỡ gây sốc, tránh hạ nhiệt; đặc biệt với các bệnh nhi. Tuy nhiên lâu nay, hầu như nhiều cơ sở y tế cũng như  các khoa phòng BV Trung ương Huế khi điều trị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân thường làm ấm dược chất này bằng phương pháp thủ công (ngâm dịch chuyền trong nước nóng), làm tốn nhiều thời gian.

Thực tế trên là điều anh Hiền luôn suy nghĩ. May mắn, khi được phân công công tác tại cơ sở 2, BV Trung ương Huế (Phong Điền) vào đầu năm 2018, ý tưởng đau đáu trong anh lại “trùng khớp” với bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân. Anh nói: “Như vớ được cọc, thế là chiếc tủ làm ấm dịch chuyền ra đời trong thời gian này”.

Anh Hiền chia sẻ, sau khi sắp xếp mọi ý tưởng, lên sơ đồ nguyên lý hoạt động của chiếc tủ, anh đến các tiệm sửa chữa điện lạnh ở TP. Huế mua chiếc vỏ tủ lạnh hỏng mang về làm thân tủ. Sau đó kết nối các linh kiện phụ trợ kèm theo mà theo anh diễn giải có bộ điều khiển nhiệt độ, chiếc mô tơ quạt gió, bóng đèn... giá thành mua tại tiệm điện chưa đến 500.000 đồng. Mỗi thiết bị có mỗi chức năng riêng được anh phối kết hợp đồng bộ, như bộ điều khiển nhiệt độ có tác dụng điều chỉnh giới hạn nhiệt độ và cài đặt nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu sử dụng. Chiếc quạt gió tạo luồng nhiệt tuần hoàn để nhiệt độ đều nhau ở các vị trí trong tủ... Mọi thứ lên hình hài, anh mang thử nghiệm tại Khoa GMHS, Cơ sở 2, BV Trung ương Huế. Sau hơn 1 tháng thử nghiệm với sự giám sát của cán bộ quản lý điện phụ trợ, anh và bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân vỡ òa trong niềm vui vì “chiếc tủ hoàn thành”. Từ đó đồng loạt các khoa phòng ở đây-chấm dứt tình trạng làm ấm dịch chuyền bằng phương pháp thủ công như trước đây.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, ưu điểm của chiếc tủ giữ ấm dịch chuyền sáng chế từ phế phẩm, góp phần hạn chế rác thải môi trường; đặt biệt giá thành rẻ chỉ 650.000 đồng/chiếc. So với những chiếc tủ giữ ấm dịch chuyền ngoài thị trường có giá gấp hàng chục lần; có chiếc tủ giữ dịch chuyền ấm trang bị ở các phòng phẫu thuật lên đến hàng trăm triệu đồng. Hơn nữa, ngoài phục vụ trong lĩnh vực y tế, nó có khả năng ứng dụng vào các lĩnh vực dược, nuôi cấy sinh học, nông lâm nghiệp... và ứng dụng ủ ấm thức ăn, nước uống, làm kem yaout...

Với tính năng ứng dụng thực tế và giá thành của tủ làm ấm dịch chuyền của anh Hiền và bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nhiều lãnh đạo khoa phòng BV Trung ương Huế cho rằng, đó giải pháp công nghệ tiện ích và cơ hội cho nhiều cơ sở y tế quan tâm ứng dụng thiết bị trong bảo quản giữ ấm dịch chuyền.

Bài, ảnh: Minh Trường

分享到: